Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 40 - 43)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lệ Thủy là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Bình, với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 141.611,41 ha. Lệ Thủy có diện tích lớn thứ hai so với các huyện trong tỉnh, chiếm 17,56% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

Lệ Thủy nằm ở toạ độ:

Từ 16055‟ đến 17022‟ vĩ Bắc và từ 106052‟ đến 106059‟ kinh Đông. - Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh.

- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị. - Phía Đông giáp biển Đông.

- Phía Tây giáp nƣớc CHDCND Lào.

Lệ Thủy có 26 xã và 02 thị trấn. Đƣờng Quốc lộ 1A đi qua địa bàn huyện với chiều dài 32,88 km, đƣờng Hồ Chí Minh nhánh Đông đi qua địa bàn huyện với chiều dài 29,66 km, đƣờng Hồ Chí Minh nhánh Tây đi qua địa bàn huyện với chiều dài 39,83 km là điều kiện thuận lợi cho huyện Lệ Thủy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Lệ Thủy nằm ở sƣờn Đông của dãy Trƣờng Sơn, địa hình có phía Tây là núi cao và thấp dần từ Tây sang Đông. Huyện Lệ Thuỷ có 4 dạng địa hình chính, gồm vùng núi cao, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng và vùng cồn cát ven biển.

a. Vùng núi

Địa hình vùng núi có đặc điểm là núi có độ cao trung bình từ 600-800m, một số đỉnh có độ cao trên 1000m ( Đèo 1001 ở giáp Quảng Trị), vùng núi có tổng diện tích khoảng trên 74.000 ha, chiếm gần 50% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Do địa hình núi cao nằm gần biển nên độ chênh cao lớn dẫn đến chia cắt sâu mạnh, độ dốc lớn. Một số vùng bị sụt lún mạnh nên còn sót lại một số khối núi đá vôi tuổi Đề vôn- Permi gần Biên giới Việt Lào, Khe Giữa. Đây là vùng còn nhiều tiềm năng lớn về rừng tự nhiên với nhiều loài gỗ quý, với tính đa dạng sinh học cao. Trong vùng núi có nhiều thung lũng đất đai khá màu mỡ có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày.

b. Vùng gò đồi (trung du)

Đây là vùng chuyển tiếp từ khu vực nỳi cao ở phía Tây với vùng đồng bằng phía Đông, gồm các dãy đồi có độ cao từ 20-50m, dọc đƣờng Hồ chí Minh Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam huyện, thuộc các xã Hoa Thuỷ, Sơn Thuỷ, thị trấn Lệ Ninh, Phú Thuỷ, Mai Thuỷ, Dƣơng Thủy, Thái Thủy, Sen Thuỷ, càng về phía nam vùng đồi càng đƣợc mở rộng. Địa hình vùng gò đồi thƣờng có dạng úp bát, sƣờn thoải, nhiều cây bụi, độ dốc bình quân từ 10 – 20 độ. Diện tích đất đồi chiếm khoảng 21.5% diện tích đất tự nhiên. Đây là vùng có tiềm năng cho phát triển các loại cây công nghiệp dài và ngắn ngày, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc với quy mô tƣơng đối lớn.

Nằm kẹp giữa vùng đồi và dẫy cồn cát ven biển là vùng đồng bằng. Đây là vùng địa hình thấp, bằng phẳng, chiều rộng (Đông-Tây) bình quân 5-7km, diện tích khoảng 20.500 ha, độ cao từ (- 1,00) - (2,00m). Giữa vùng đồng bằng có sông Kiến Giang và các phụ lƣu gồm: Rào Sen, Rào An Mó, Rào Ngũ, Mỹ Đức, Phú Kỳ, Thạch Bàn (Phú Thuỷ) ... Do đồng bằng có độ cao không lớn, hàng năm thƣờng bị ngập lụt từ 2,0-3,0m nên thƣờng đƣợc phù sa bồi đắp, đất đai khá màu mỡ. Do độ cao so với mặt biển phổ biến từ -1,0- 2,0m nên đây là vùng chịu ảnh hƣởng của thuỷ triều dẫn tới nhiều khu vực bị nhiễm mặn, chua phốn.

Vùng đồng bằng là nơi tập trung sản xuất lƣơng thực, thực phẩm chính của huyện với các loại cây chủ yếu nhƣ lúa, khoai lang, lạc, rau củ quả, nuôi thủy sản, chăn nuôi lợn, gia cầm. Nếu đƣợc đầu tƣ thâm canh theo hƣớng công nghiệp hóa, vùng có khả năng phát triển nông nghiệp hàng hóa phục vụ cho thị trƣờng nội huyện và bên ngoài.

d. Vùng cát ven biển

Vùng cát ven biển gồm các cồn cát, đụn cát, đồi cát cao tới 10-30 m. Diện tích vùng cát chiếm khoảng 11,46% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Do vùng cát chủ yếu là cát hạt mịn từ 0,1-0,3mm, lƣợng SiO2 chiếm 97-99%, độ liên kết kém nên dễ bị di động do gió, dòng chảy. Trong vùng cát ven biển có nƣớc ngầm khá phong phú, ngoài ra có một số bàu, đầm nƣớc ngọt nhƣ Bàu Sen, Bàu Dum…. là nguồn cung cấp nƣớc cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Đây là vùng có tiềm năng cho phát triển nghề biển, chăn nuôi gia súc và đặc biệt là phát triển nuôi trồng thủy sản theo phƣơng thức công nghiệp và du lịch biển.

Khí hậu

Lệ Thủy mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành 2 mùa:

- Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, trong thời gian này khí hậu thƣờng khô và nóng, nhiệt độ trung bình 33,50C; Đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 7 nhiệt độ lên đến 390

– 400 và chịu ảnh hƣởng nặng của gió mùa Tây Nam. Cuối mùa nóng vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 thƣờng có bão và mƣa lớn.

- Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trong thời gian này có gió mùa Đông Bắc lạnh và kéo theo mƣa phùn, nhiệt độ trung bình xuống thấp dƣới 200C, có khi thấp nhất là xuống 4 – 60C. Nhiệt độ trung bình năm của Lệ Thủy là 24,50

C. Nhiệt độ trung bình cao nhất là vào tháng 6 – 7 khoảng 29,50C.

Các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt

Theo trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn tỉnh Quảng Bình trên địa bàn huyện thƣờng xảy ra một số hiện tƣợng thời tiết đặc biệt:

- Giông: thƣờng xảy ra trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 trong năm, khi giông thì gió có thể đạt tốc độ từ 27 – 28 m/s.

- Mƣa phùn: hàng năm có khoảng 15 – 20 ngày có mƣa phùn, mƣa phùn xuất hiện trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Sƣơng mù: hàng năm trung bình có khoảng 25 ngày đến 55 ngày. Sƣơng mù thƣờng xảy ra vào đầu mùa đông.

- Mƣa đá: hiện tƣợng này hiếm khi xảy ra, nếu có thƣờng xảy ra khi có giông.

Thủy văn

Lệ Thủy có hệ thống sông chính là sông Kiến Giang. Ngoài ra, còn có khá nhiều hệ thống khe suối và phân bố không đồng đều giữa các vùng trong huyện. Hệ thống sông ngòi huyện Lệ Thủy là nguồn cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thủy điện không nhỏ.

Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra thu thập từ phòng Tài nguyên & Môi trƣờng, đất đai của huyện Lệ Thủy nhiều vùng có độ phì tự nhiên khá, vùng đất bằng chủ yếu là đất phù sa ven các con sông và đƣợc bồi hàng năm nên có độ màu mỡ. Vùng đất đồi núi chủ yếu là đất Feralit có tầng đất dày đƣợc che phủ bởi các thảm thực vật, bên cạnh đó vẫn còn có đất bạc màu do không có thảm thực vật nên bị rửa trôi trở nên bạc màu. Ngoài ra đất đai các thung lũng cũng bị glây hóa chua khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Các loại đất chính của huyện Lệ Thủy đƣợc phân loại cho thấy toàn huyện có 8 nhóm đất với 33 đơn vị đất, số lƣợng và chất lƣợng các đơn vị đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)