CHƢƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
1. 2 Nội dung của quản trị nhân sự
2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần vận tải thuỷ Hà Nội:
Tháng 8 năm 1966, Công ty vận tải đƣờng sông Hà Nội đƣợc thành lập theo quyết định số 2033/QĐ/TCCQ của Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội đánh dấu sự ra đời của Công ty cổ phần Vận tải thuỷ Hà Nội, trong suốt 44 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần Vận tải thuỷ Hà Nội đã trải qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1966 - 1975: Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này là đảm nhận vận chuyển các hàng hoá chiến lƣợc theo kế hoạch của thành phố bằng đƣờng thuỷ do đƣờng xá đi lại còn nhiều khó khăn để xây dựng hậu phƣơng vững chắc phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của dân tộc.
+ Giai đoạn từ 1976 - 1990: tham gia vận chuyển các loại hàng hoá thiết yếu nhƣ gạo, phân đạm, than… giữa Hà Nội và các tỉnh lân cận nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta.
+ Giai đoạn từ 1991 - 2005: đây là giai đoạn bƣớc ngoặt đánh dấu bƣớc chuyển mình của Công ty theo chủ trƣơng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc là chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế thị trƣờng. Việc vận chuyển hàng hoá của Công ty không còn thực hiện theo kế hoạch hoá tập trung do cấp trên phân bổ mà Công ty đã phải tự bƣơn trải để tìm kiếm các bạn hàng để ký kết hợp đồng vận chuyển cũng nhƣ mở rộng thêm nhiều loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trƣờng nhƣ kinh doanh cát đá sỏi, bốc xếp xi măng, cho thuê kho bãi… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần ổn định việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động. + Giai đoạn 2006 đến nay: đây là giai đoạn mà Công ty tiếp tục thực hiện theo chủ trƣơng đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Đảng và Nhà nƣớc là chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần nhằm tháo gỡ những khó khăn về cơ chế cũng nhƣ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh
mẽ trên cơ sở gắn chặt quyền lợi của ngƣời lao động, chủ doanh nghiệp với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2. Chức năng và ngành nghề kinh doanh của Công ty:
- Kinh doanh vận tải hàng hoá đƣờng thuỷ và vận tải đa phƣơng thức.
- Bốc xếp, vận tải hàng hoá liên hợp thuỷ bộ, khai thác và cung ứng vật liệu xây dựng.
- Đại lý kinh doanh xăng dầu, mua bán xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng.
- Sửa chữa và đóng mới phƣơng tiện vận tải thuỷ, gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí.
- Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông công chính vừa và nhỏ. - Kinh doanh kho bãi, bãi trông giữ phƣơng tiện.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Mô hình tổ chức của Công ty đƣợc trình bày theo sơ đồ sau:
* Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên: đƣợc Đại hội cổ đông tín nhiệm bầu ra, là cơ quan đề ra những đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách để phát triển các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cao cho Công ty, duy trì và đảm bảo tăng trƣởng cổ tức hàng năm, bảo toàn và phát triển vốn cho các cổ đông.
* Ban Giám đốc Công ty: có nhiệm vụ triển khai các chủ trƣơng, chính sách, nghị quyết, định hƣớng phát triển của Hội đồng quản trị thành những giải pháp cụ thể. Trên cơ sở đó phân công nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát các đơn vị, phòng ban Công ty trong việc triển khai, thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế mà Hội đồng quản trị đề ra đã đƣợc Đại hội đồng cổ đông thông qua.
* Ban Kiểm soát: gồm 3 thành viên do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ giám sát Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty.
* Phòng Tổ chức Hành chính: là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mƣu và giúp việc cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều
hành các công tác tổ chức lao động, tiền lƣơng, đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực, công tác hành chính quản trị…
* Phòng Kinh doanh: là phòng nghiệp vụ tham mƣu tổng hợp cho lãnh đạo Công ty về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh với các chức năng nhƣ xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lƣợc phát triển Công ty, trực tiếp quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của các phƣơng tiện vận tải và bốc xếp…
* Phòng Tài chính kế toán: là phòng nghiệp vụ tham mƣu cho Giám đốc Công ty về công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, huy động, sử dụng vốn và tài sản, quản lý công tác đầu tƣ tại Công ty.
* Phòng Kỹ thuật vật tƣ: là phòng nghiệp vụ tham mƣu cho Giám đốc Công ty về công tác kỹ thuật vật tƣ trên các lĩnh vực nhƣ quản lý, bảo dƣỡng, sửa chữa, mua sắm các trang thiết bị, vật tƣ, xây dựng các định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, công tác an toàn kỹ thuật….
* Xí nghiệp Cơ khí sửa chữa: là đơn vị kinh tế cơ sở trực thuộc Công ty cổ phần Vận tải thuỷ Hà Nội có tƣ cách pháp nhân không đầy đủ, đƣợc phân cấp hạch toán kinh tế từng phần (nếu có).
Chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Công ty, trực tiếp sử dụng, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, phƣơng tiện thiết bị, máy móc, công cụ dụng cụ, tiền vốn và nguồn lực hiện có để sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Công ty, theo phân cấp quản lý của Công ty và các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao theo Quy chế quản lý điều hành sản xuất kinh doanh và các quy định khác của Công ty.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Vận tải thuỷ Hà Nội
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo, kiểm tra
Quan hệ tham mƣu
PHÒNG KỸ THUẬT VẬT TƢ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CÁC ĐỘI TÀU VẬN TẢI HÀNG HOÁ ĐỘI BỐC XẾP XI MĂNG XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ SỬA CHỮA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện
2011 Thực hiện 2012 Thực hiện 2013 I Sản lƣợng 1 Vận tải hàng hoá - Tấn vận chuyển Tấn 32.663 27.598 32.325 - Tấn luân chuyển Tấn.Km 1.916.646 1.691.423 1.896.812 2 Bốc xếp xi măng Tấn 37.472 38.626 42.800
3 Sửa chữa, đóng mới
phƣơng tiện Chiếc 8 5 2
II Doanh thu Triệu đ 7.341,7 6.657 6.754
1 Vận tải hàng hoá Triệu đ 2.992 2.528 2.961
2 Bốc xếp xi măng Triệu đ 682 703 856
3 Sửa chữa, đóng mới
phƣơng tiện Triệu đ 2.328 1.605 563
4 KD kho, bãi đỗ xe Triệu đ 1.339,7 1.821 2.374
III Lợi nhuận trƣớc thuế Triệu đ 602 553 567 IV Nộp ngân sách Triệu đ 573 596 853,1
V Thu nhập bình quân 1000đ/ng/th 3.368 3.876 4.056
(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2011, 2012, 2013)
Qua số liệu biểu trên ta thấy:
- Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế nhƣng sản lƣợng và doanh thu của Công ty vẫn đƣợc duy trì ở mức ổn định qua 3 năm gần đây. Trong đó hoạt động vận tải hàng hóa và bốc xếp vẫn đƣợc duy trì ổn định do Công ty tiếp tục thực hiện vận tải thiết bị cho các dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La và Nhà máy Nhiệt điện Mông Dƣơng. Hoạt động bốc xếp xi măng vẫn giữ đƣợc mức sản lƣợng ổn định hàng năm với khách hàng là Công ty cổ phần VICEM thƣơng mại xi măng. Duy chỉ có hoạt động sửa chữa và đóng mới phƣơng tiện thủy của Công ty là gặp rất nhiều khó khăn do khó khăn của thị trƣờng nên nhu cầu đóng mới và sửa chữa phƣơng tiện vận tải thủy là rất ít, chính vì vậy kết quả kinh doanh hoạt động sửa chữa và đóng mới phƣơng tiện thủy của Công ty đạt rất thấp, doanh thu sụt giảm mạnh qua các năm, đặc biệt là năm 2013, doanh thu chỉ đạt 563 triệu, bằng 36% so với cùng kỳ năm 2012. Đứng trƣớc tình hình đó, trong năm 2013 công
nhà xƣởng để chuyển đổi dần mục đích sang kinh doanh kho và bãi trông giữ xe, điều này góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty, kết quả hoạt động kinh doanh kho và bãi đỗ xe của Công ty trong năm 2013 đạt 2.374 triệu đồng, tăng trƣởng 130% so với cùng kỳ năm 2012.
- Nộp ngân sách và thu nhập bình quân của ngƣời lao động: mặc dù gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhƣng Công ty vẫn duy trì và đảm bảo việc làm cũng nhƣ ổn định thu nhập cho ngƣời lao động. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động vẫn duy trì mức tăng trƣởng bình quân qua các năm từ 3.368 triệu đồng năm 2011 lên 3.876 triệu đồng năm 2012 và 4.056 triệu đồng năm 2013. Điều này cho thấy sự cố gắng của lãnh đạo Công ty trong việc quan tâm đến đời sống thu nhập của ngƣời lao động.
2.1.5. Tình hình nhân sự tại Công ty:
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn nhân lực
Đơn vị tính: ngƣời
TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Số lƣợng lao động 72 69 61
- Lao động trực tiếp 49 47 42
- Lao động gián tiếp 23 22 19
2 Trình độ
- Đại học và trên Đại học 11 12 13
- Trung cấp 4 5 5
- Sơ cấp/Công nhân kỹ thuật 47 43 36
- Chƣa qua đào tạo 10 9 7
3 Giới tính
- Nam 61 60 53
- Nữ 11 9 8
(Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng lao động Công ty năm 2011, 2012, 2013)
Qua số liệu biểu trên ta thấy, số lƣợng lao động của Công ty có sự thay đổi, cụ thể năm 2012 là 69 ngƣời, giảm 03 ngƣời so với năm 2011, năm 2013 là 61 ngƣời, giảm 08 ngƣời so với năm 2012.
Nguyên nhân của việc giảm lao động là do Công ty tiếp tục tái cấu trúc bộ máy tổ chức quản lý đảm bảo tinh giản, gọn nhẹ, hiệu quả để phù hợp với nhu cầu
SXKD trong giai đoạn hiện nay đồng thời khuyến khích và giải quyết cho số lao động có tuổi về nghỉ chế độ. Đi sâu phân tích ta thấy:
* Xét theo vai trò của lao động:
- Số lao động trực tiếp năm 2011 của Công ty chiếm tỷ trọng lớn (68,1%). Số lao động trực tiếp có xu hƣớng giảm và sau đó duy trì ổn định, năm 2012 giảm 02 ngƣời so với năm 2011, năm 2013 giảm 05 ngƣời so với năm 2012.
Nguyên nhân là do hoạt động sửa chữa và đóng mới phƣơng tiện thủy của Công ty gặp nhiều khó khăn nên phải thu hẹp sản xuất, giải quyết cho một số lao động là công nhân kỹ thuật nghỉ việc và nghỉ chế độ theo quy định. Đồng thời điều chuyển một số lao động sang làm các công việc khác nhƣ bảo vệ, trật tự viên và đào tạo lại để làm thuyền viên vận tải.
- Số lao động gián tiếp của Công ty chủ yếu tập trung ở các bộ phận chức năng và cũng có sự suy giảm qua từng năm theo chủ trƣơng tái cấu trúc bộ máy quản lý của Công ty, cụ thể năm 2012 giảm 1 ngƣời so với năm 2011, năm 2013 giảm 3 ngƣời so với năm 2012.
* Xét theo trình độ nhân sự:
- Tỷ lệ CBCNV Công ty có trình độ Đại học và trên Đại học có xu hƣớng tăng dần qua các năm cụ thể: từ 15,3% năm 2011 tăng lên 17,4% năm 2012 và đạt tỷ lệ 21,3% (năm 2013). Số lƣợng lao động có trình độ sơ cấp/công nhân kỹ thuật và chƣa đào tạo giảm dần qua các năm, điều này cho thấy Công ty chú trọng đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của CBCNV để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu phát triển trong giai đoạn hiện nay.
* Xét theo giới tính:
Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty nên số lao động nam chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 86,9% - năm 2013) chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực sản xuất nhƣ vận tải hàng hoá đƣờng thuỷ, cơ khí, bốc xếp…Đây là những công việc đòi hỏi phải làm việc ban đêm, thƣờng xuyên phải xa nhà với và có cƣờng độ lao động nặng nhọc do vậy chỉ phù hợp với nam giới.
Còn lao động nữ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (13,1% - năm 2013), thƣờng là lao động gián tiếp, chủ yếu tập trung ở các phòng ban chức năng của Công ty.
Ngoài ra số lao động nữ của Công ty cũng chiếm tỷ lệ thấp so với một số đơn vị cùng ngành có nhiều lao động nữ làm việc trong lĩnh vực cơ khí sơn, gò, hàn. Điều này là do có sự khác biệt về địa bàn hoạt động, các đơn vị ở các tỉnh lân cận thì việc tuyển dụng công nhân kỹ thuật là nữ thuận lợi hơn so với Công ty tại địa bàn Hà Nội.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của Công ty Khoảng tuổi Tổng số đơn vị: ngƣời Tỷ lệ
20 – 30 10 13,9%
31 – 40 37 51,4%
41 – 50 16 22,2%
51 - 60 9 12,5%
Tổng cộng 72 100%
(Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng lao động Công ty năm 2011)
Đội ngũ lao động của Công ty có tuổi đời khá trẻ, khoảng tuổi từ 20 - 40 của Công ty chiếm tỷ lệ 65,3 %. Do đặc điểm của Công ty là sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công việc lao động nặng nhọc độc hại nên độ tuổi ngƣời lao động trong khoảng tuổi 20 - 40 chiếm đa số là phù hợp. Đội ngũ lao động này tuy năng động, sáng tạo và nhạy bén trong công việc nhƣng kinh nghiệm của họ còn bị hạn chế, điều mà rất cần thiết cho khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trƣờng.
Nhóm tuổi 51 - 60 chiếm tỷ lệ thấp vào khoảng 12,5%, đây chủ yếu là các chức danh lãnh đạo chủ chốt và cán bộ quản lý chuyên môn kỹ thuật đòi hỏi cần phải có kinh nghiệm để thực hiện chức năng quản lý, giám sát các quy trình sản xuất theo đúng hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng đề ra.
Xét về công tác quản trị nhân sự tại Công ty, có một số điểm khác biệt so với một số đơn vị kinh doanh cùng ngành nhƣ các Công ty vận tải thuỷ 1, 2, 3, 4 của Tổng Công ty đƣờng sông Miền Bắc ở chỗ, do các đơn vị này có quy mô phƣơng tiện lớn nên hình thành các Trung tâm điều hành vận tải độc lập. Các trung tâm này đƣợc Công ty giao quản lý một số lƣợng thuyền viên nhất định và họ có toàn quyền điều động thuyền viên trên các phƣơng tiện căn cứ theo nhu cầu phục vụ sản xuất
kinh doanh mà không cần phải thông qua phòng Tổ chức lao động, chỉ trừ những trƣờng hợp thuyền viên không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật sẽ bị gửi trả về Công ty giao cho phòng Tổ chức xem xét, xử lý. Đây là một sự phân quyền hợp lý để tạo điều kiện cho các đơn vị phụ thuộc có đƣợc sự chủ động, linh hoạt trong điều hành sản xuất kinh doanh cũng nhƣ quản lý nhân sự nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, giảm bớt các khâu phiền hà, chậm chễ trong các thủ tục hành chính.
Còn ở Công ty hiện nay, do quy mô sản xuất vận tải hàng hóa còn nhỏ nên khâu quản lý thuyền viên vẫn còn sự chồng chéo đùn đẩy trách nhiệm giữa phòng Tổ chức hành chính và Phòng Kinh doanh, đơn vị trực tiếp điều hành hoạt động của đội tàu. Vì vậy đôi lúc dẫn tới sự chậm chễ và thiếu thống nhất trong việc bố trí