Khái niệm đa dạng hoá:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 26 - 27)

VII. Bố cục của luận văn

1.3.1. Khái niệm đa dạng hoá:

Theo đại từ điển Kinh tế thị trường, đa dạng hoá kinh doanh là sách lược kinh doanh của một xí nghiệp cùng một lúc kinh doanh từ hai ngành nghề trở lên; xí nghiệp áp dụng kinh doanh đa dạng, tham gia vào hoạt động sản xuất và tiêu thụ nhiều loại hàng hoá và dịch vụ. Trước tiên cần chọn phương hướng da dạng hoá, và chọn loại nào để đa dạng hoá thì tương đối hữu hiệu hơn. Kinh doanh đa dạng hoá không chỉ hạn chế ở chỗ mở rộng chủng loại sản phẩm mà còn gồm cả mở rộng phạm vi sản xuất và thị trường. Mục đích của nó là để phân tán nguy cơ, tránh cho thị trường của một loại hàng hoá nào đó có biến động ảnh hưởng đến thu lợi và lợi dụng đầy đủ tiềm lực sản xuất và tiềm lực tiêu thụ của thị trường, tận dụng sản phẩm phụ và tiết kiệm chi phí tiêu thụ.

Như vậy, đối với mỗi Ngân hàng thương mại, đa dạng hoá quy mô và hình thức thực hiện dịch vụ là việc ngân hàng kinh doanh nhiều hình thức dịch vụ khác nhau, tạo ra sự phong phú, đa dạng trong toàn bộ các dịch vụ tài chính mà ngân hàng đó có thể cung cấp cho tất cả các đối tượng khách hàng trong nền kinh tế. Đồng thời, đa dạng hoá không chỉ hạn chế ở việc mở rộng các hình thức thực hiện dịch vụ, mà còn bao hàm cả mở rộng, phát triển dịch

vụ về phạm vi, quy mô. Điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng cần duy trì mô hình hoạt động đa năng, phục vụ các loại hình dịch vụ cho tất cả các đối tượng trong nền kinh tế không chỉ để tăng thu nhập cho ngân hàng mà còn làm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)