Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 38 - 41)

VII. Bố cục của luận văn

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1. Cấu trúc mô hình tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Nam

2.1.2 Khái quát quá trình phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Việt Nam.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, Ngân hàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957

Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt Nam được hình thành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Tính đến 31/12/2008, tổng tài sản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đạt gần 243,8 nghìn tỷ VND, vốn điều lệ là 8.755.818 triệu đồng với 13.100 nhân viên vừa có kinh nghiệm, vừa am hiểu công nghệ ngân hàng hiện đại, huy động vốn đạt 201,1nghìn tỷ đồng, tổng tín dụng đạt 158,4nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng cho vay đạt 149,4nghìn tỷ đồng, kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ đạo, kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 27%. Thu dịch vụ ròng trong năm 2008 cũng đạt 1.953 tỷ đồng, doanh số mua bán ngoại tệ ước đạt 41 tỷ USD. Hệ thống tổ chức được hình thành và hoàn thiện dần theo mô hình của một tập đoàn trong tương lai. Hiện nay, mô hình tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gồm 05 khối lớn: Khối Ngân hàng thương mại quốc doanh (bao gồm 1 Hội sở chính, 2 văn phòng đại diện, 2 đơn vị sự nghiệp, 3 sở giao dịch, 105 chi nhánh cấp I và hơn 400 phòng giao dịch và điểm giao dịch tại khắp các tỉnh và thành phố trên cả nước); Khối Công ty; Khối các đơn vị sự nghiệp; Khối liên doanh; Khối đầu tư.

Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một Ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư phát triển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phần kinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm về đầu tư các dự án trọng điểm.

Giai đoạn hiện nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xác định mục tiêu hoạt động là: Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Trong quan hệ với khách hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn nêu cao phương châm hành động. Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, quan hệ giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và bạn hàng là mối quan hệ hợp tác cùng phát triển , cùng chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, cơ hội kinh doanh với bạn hàng. Với cam kết cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất cho khách hàng , trong hơn 3 năm trở lại đây, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn được tổ chức BVQI và Quacert chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000.

Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, tiền tệ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn duy trì sự phối hợp, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng bè bạn trong nước và quốc tế theo tinh thần hợp tác phát triển cùng có lợi.

Là thành viên tích cực của cộng đồng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn quan tâm đến cộng đồng, tham gia tích cực vào các chương

trình xã hội, chương trình từ thiện xoá đói, giảm nghèo, khắc phục thiên tai, quĩ bảo trợ trẻ em Việt Nam, chương trình kiên cố hoá trường học, quĩ khuyến học, quĩ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam…

Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện phương châm: mỗi cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phải là một lợi thế trong cạnh tranh về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Vì vậy, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của người lao động. Từ đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đã và đang không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động để mọi người đều thấy rằng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính là ngôi nhà chung của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)