Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 81 - 90)

VII. Bố cục của luận văn

3.3. Một số giải pháp cơ bản

3.3.3. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực

dịch vụ ngân hàng

3.3.3.1. Về phía Chính phủ: Rà soát, chỉnh sửa và xây dựng mới các cơ chế liên quan đến hoạt động của các ngân hàng thương mại, bao gồm:

Thứ nhất, Nhà nước cần ban hành và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh và phát triển nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại:

 Sửa đổi Pháp lệnh Kế toán Thống kê. Bổ sung những quy định mới về

lập chứng từ kế toán, hạch toán, ghi sổ phù hợp với những dịch vụ tài chính được thực hiện bằng công nghệ quản lý, thanh toán qua hệ thống vi tính - điện toán theo chuẩn mực quốc tế; đặc biệt là các chứng từ của ngân hàng điện tử, chữ ký điện tử.

 Cần quy định rõ bằng pháp luật đối với các chứng từ, hoá đơn thanh

toán dịch vụ ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý và ban hành mẫu biểu thống nhất, không dùng hoá đơn mua bán hàng hoá thông thường do Bộ tài chính phát hành như các doanh nghiệp khác.

 Ban hành chế độ khấu hao nhanh các trang thiết bị thuộc hệ thống ngân

hàng.

 Pháp luật công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, quy định mức

độ mã khoá được đăng ký và sử dụng cho các thành phần tham gia hoạt động thương mại điện tử; đồng thời công nhận giá trị chứng cứ của văn bản điện tử ở các hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế, chào hàng, chấp nhận và xác nhận mua hàng.

Thứ hai, cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các ngân hàng thương mại hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế đất nước.

 Chính phủ cần cho phép các ngân hàng thương mại được hưởng chính

hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ để phát triển các dịch vụ ngân hàng quan trọng và thiết yếu). Ngoài việc dùng vốn tự có để đầu tư, cho phép các ngân hàng thương mại vay vốn dài hạn như các doanh nghiệp khác.

 Tăng vốn điều lệ và cấp vốn cho ngân hàng thương mại đầu tư công nghệ hiện đại.

 Cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ tài

chính thành lập “Quỹ hiện đại hoá ngân hàng” để tập trung nguồn tài chính đầu tư cho việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Các nguồn hình thành Quỹ có thể một phần do ngân sách Nhà nước bố trí riêng, một phần từ kinh phí có nguồn gốc ngân sách như: kinh phí hiện đại hoá và phát triển công nghệ tin học; kinh phí đào tạo trong và ngoài nước; một phần trích từ lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng thương mại; một phần từ phát hành trái phiếu trung và dài hạn có khả năng chuyển đổi và cấp trở lại cho hiện đại hoá.

Thứ ba, hoàn thiện môi trường kinh tế, tạo môi trường đầu tư thông thoáng:

 Tiếp tục sắp xếp, đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh, đẩy nhanh tiến

trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, chỉ giữ lại những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, mà các thành phần kinh tế khác chưa đủ năng lực, hoặc không thể đảm đương được. Tăng cường việc giải toả vốn bị đóng băng trong các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả; rút vốn đầu tư ra khỏi doanh nghiệp không thuộc các lĩnh vực xương sống của nền kinh tế. Thông qua tiến hành chuyển dịch sở hữu, xã hội hoá tài sản cũng là biện pháp tạo vốn quan trọng cho Nhà nước. Bằng cách này, Nhà nước vừa trút bỏ gánh nặng trợ cấp; vừa giải phóng vốn khỏi những hoạt động, những khu vực có hiệu quả kinh tế thấp, để đầu tư vào những dự án có khả năng sinh lời

và hiệu quả hơn đối với nền kinh tế. Cùng với việc cổ phần hoá, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện công tác kiểm tra kiểm toán theo các tiêu chuẩn quốc tế để có các thông tin công khai, minh bạch về tình hình tài hính các doanh nghiệp, giúp ngân hàng có thông tin chính xác để có các quyết định đầu tư đúng đắn và giúp Nhà nước có những căn cứ tin cậy để nghiên cứu hoạch định chủ trương, chính sách.

Thứ tư, cần có những chính sách đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển bưu chính viễn thông và Internet, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại thực hiện đa dạng hoá dịch vụ:

 Quy định trả lương cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp Nhà nước

thông qua tài khoản của họ ở ngân hàng hay ban hành những bộ luật đảm bảo quyền lợi của người dân khi họ gửi và mở tài khoản tại ngân hàng. Trước mắt, sớm có Nghị định về thanh toán qua ngân hàng để thay thế nghị định số 91/CP ngày 25/11/1993 về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt đã quá lạc hậu. Đồng thời, Chính phủ cần cho phép Ngân hàng Nhà nước thay đổi mệnh giá đồng tiền phát hành, phát hành thêm tiền kim khí để có thể sử dụng được qua các máy tự động (khi sử dụng các máy tự động, khách hàng muốn nạp tiển vào tài khoản qua máy thì tiền phải in lại để máy có thể nhận dạng được) .v.v. nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, nhất là trong dân cư.

 Sự phát triển của Bưu chính viễn thông, của Internet là tiền đề, là cơ sở

để ngân hàng thương mại hiện đại hoá công nghệ và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại. Nhưng hiện nay, các ngân hàng thương mại đang phải thuê bao đường truyền dẫn với mức phí quá cao, lại chưa thật nhanh, chuẩn xác và an toàn; trong khi vốn pháp định và nguồn vốn

đầu tư đổi mới công nghệ của các ngân hàng còn nhỏ, nên các ngân hàng thương mại rất khó khăn trong việc hiện đại hoá công nghệ mới và phát triển thêm dịch vụ. Mặt khác, phí thuê bao và sử dụng Internet của Việt Nam hiện nay còn quá đắt, không khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng Internet. Tình trạng này khiến cho thương mại điện tử và dịch vụ ngân hàng qua mạng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trở nên khó khăn. Do vậy, phát triển bưu chính viễn thông và Internet không chỉ là vấn đề của riêng ngành Bưu chính viễn thông mà còn là một nội dung quan trọng cần được Nhà nước đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước.

Thứ năm, đề nghị Nhà nước cho triển khai việc thành lập ngân hàng chính sách là các ngân hàng chuyên phục vụ cho các chính sách kinh tế xã hội của

chính phủ, không nhằm mục đích kinh doanh.

 Các khoản cho vay phi thương mại tại các ngân hàng thương mại như:

cho vay sinh viên, cho vay các hộ nghèo, cho vay trồng rừng, cho vay làm nhà trên cọc, khắc phục hậu quả bão lụt, cho vay các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ .v.v. cần được chuyển sang ngân hàng chính sách, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển các nghiệp vụ kinh doanh theo nguyên tắc thị trường.

3.3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước:

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển nghiệp vụ ngân hàng:

 Trên cơ sở các luật của Nhà nước như Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật

các tổ chức tín dụng,.. cần nhanh chóng xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn dưới luật về hoạt động ngân hàng để các ngân hàng thương mại thực hiện. Các văn bản hướng dẫn vừa

không trái luật, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hoạt động trong điều kiện cụ thể của nước ta và xu thế hội nhập quốc tế.

 Sửa đổi và hoàn thiện cơ chế thanh toán để đáp ứng yêu cầu đổi mới

các cơ chế nghiệp vụ khác. Nghiên cứu tạo môi trường cho phép sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại.

 Ban hành cơ chế phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điện

tử: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng .v.v. nhằm giúp các NHTM nhanh chóng triển khai các dịch vụ thanh toán thẻ có hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước cần thành lập Hiệp hội thẻ Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước như một Tổ chức quản lý, một Trung tâm thanh toán giữa các ngân hàng.

 Ban hành những cơ chế về quản lý dịch vụ ngân hàng, tạo điều kiện phát triển hệ thống dịch vụ của các ngân hàng thương mại. Giao quyền cho các NHTM quyết định các loại dịch vụ cần thu phí, mức thu phí của từng loại dịch vụ theo nguyên tắc thương mại. Ngân hàng Nhà nước không nên ban hành biểu phí dịch vụ làm mất tính cạnh tranh.

Thứ hai, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, hoàn thiện kỹ thuật công nghệ và cơ chế quản lý các Trung tâm thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước.

 Ngân hàng Nhà nước cần đi trước trong thực hiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Tập trung đầu tiên, mạnh mẽ vào công tác thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán.

 Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng thương mại tự đầu

tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

 Ngân hàng Nhà nước cần thiết lập các Trung tâm thanh toán bù trừ theo khu vực và quốc gia; đồng thời hiện đại hoá công nghệ thanh toán tiến tới thực hiện thanh toán bù trừ tự động.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường mở, đa dạng các công cụ, chứng chỉ có giá giao dịch tại thị trường mở như: trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, trái phiếu công trình… tạo cho thị trường này hoạt động sôi động hơn, trở thành hậu thuẫn vững chắc cho việc đảm bảo thanh khoản và là cơ sở để phát triển nghiệp vụ tín dụng, chiết khấu thương phiếu và đầu tư của các ngân hàng thương mại.

Thứ tư, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thị trường tiền tệ để các NHTM có thị trường phát triển nghiệp vụ đầu tư và tiếp ứng vốn khi cần thiết.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tất yếu và bắt buộc đối với Việt Nam trên bước đường phát triển. Chúng ta đang tham gia vào các tổ chức, hiệp hội kinh tế trên thế giới như ASEAN, ASEM, APEC, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và nhất là WTO. Hội nhập sẽ mở ra cho chúng ta không ít những cơ hội nhưng cũng đầy những khó khăn và thách thức. Ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Đầu tư và phát triển nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế đó. Với xuất phát điểm thấp, vừa trải qua một quá trình cơ cấu, sắp xếp lại, dù đã có những thành công nhất định, nhưng nhìn chung những yếu tố mang tính nền tảng của cạnh tranh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu của ngành ngân hàng hiện đại.

Trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh được xem là tất yếu, là sự sỗng còn của mỗi tổ chức, để có thể cạnh tranh tốt ở thị trường trong nước, tạo cơ sở vươn ra thị trường nước ngoài, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam còn phải thực sự có nhiều nỗ lực trong việc củng cố, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu trên cả thị trường trong nước và hướng ra quốc tế.

Với sự giới hạn về nhiều mặt, bản thân tác giả cũng chỉ đưa ra một số giải pháp mang tính khái quát để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam trên cơ sở thực trạng kinh doanh của mình, điểm mạnh, điểm yếu, những thời cơ và thách thức trong mối tương quan về “sức” giữa các ngân hàng trong nước, cùng với những xu thế mới của hội nhập mà các ngân hàng sẽ phải hướng đến để tạo dựng vị thế trên thị trường.

Dù đã rất cố gắng để hoàn thiện tốt nghiên cứu của mình, nhưng đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý của các Thầy, Cô và các bạn để giúp đề tài được tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Minh An (2005), “Chiến lược phát triển của các ngân hàng Trung

Quốc”, Tạp chí Tài chính ngân hàng, số Tháng 12/2005.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa dịch vụ tài chính: Trường hợp ngành ngân hàng, Hà Nội.

3. Bộ Tài Chính (2006), Văn kiện và Biểu thuế gia nhập WTO của Việt

Nam, NXB Tài chính, Tp. Hồ Chí Minh.

4. Bộ Thương mại (2004), Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc

tế, NXB Khoa học, Hà Nội.

5. Cạnh tranh trong khu vực ngân hàng dự án hỗ trợ thương mại đa biên II, báo cáo về các qui định liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam, 15/12/2006 do Bộ thương mại phối hợp cùng ủy Ban châu âu thực hiện.

6. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ.

7. Đặng Công Hoàn (2004), Nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống

Ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế Quốc tế, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Kinh tế.

8. PGS.TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại,

NXB Lao động xã hội.

9. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), “Khu vực ngân hàng sau khi gia

10.Báo cáo thường niên các năm 2005, 2006, 2007, 2008 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

11.Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế Quốc tế (2006), Nghiên cứu về dịch

vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập Quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

12.Edward W. Reed, Ph.D và Edward K. Gill, Ph. D (1993), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

13.Micheal E.Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đa dạng hóa loại hình kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 81 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)