Kinh nghiệm huy động nguồn lực xây dựng nông thôn ở nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 33)

1.3.1 .Kinh nghiêm trong nước

1.3.2. Kinh nghiệm huy động nguồn lực xây dựng nông thôn ở nước

nước ngoài

1.3.2.1. Hàn Quốc

Sau chiến tranh Triều Tiên, Hàn quốc là một quốc gia kém phát triển về kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng nhiều chính sách kích thích kinh tế nông thôn phát triển nhƣ: phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, nông thôn, chƣơng trình kinh doanh nhỏ trong các hộ nông nghiệp, chƣơng trình nhà máy Sae-maul đƣợc hƣởng các chế độ ƣu tiên cung cấp diện, viễn thong, các kỹ năng quản lý từ chƣơng trình phát triển công nghiệp nhỏ và vừa.

Chủ trƣơng của chính phủ là đầu tƣ hạ tầng để nông dân tự mình đứng lên, sản xuất chế biến tại chỗ. Nông dân là ngƣời chủ đích thực. Chính phủ Hàn Quốc áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản, cho nông dân thuê máy nông nghiệp. Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tƣ về nông thôn lãi suất giảm 2% so với đầu tƣ vào ngành nghề khác... Mỗi làng một doanh nghiệp hoặc vài doanh nghiệp gắn đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Các ngành phải trợ giúp nông nghiệp nâng cao đời sống nông dân và ngƣ dân. Tổng thống Park nhận ra rằng “viện trợ của Chính phủ cũng là vô nghĩa nếu ngƣời dân không nghĩ cách tự giúp chính mình, khuyến khích ngƣời dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mấu chốt để phát triển nông thôn”. Ý tƣởng đó là nền tảng của phong trào Saemaul (xây dựng làng mới) với cách làm nhƣ sau:

- Chính phủ đƣa ra thử nghiệm 10 dự án lớn trong phát triển nông thôn, gồm: mở rộng và nắn thẳng đƣờng xá, làm lại mái nhà bếp và hàng rào, xây dựng giếng nƣớc công cộng và khu giặt giũ công cộng… Chính phủ kêu gọi sự đóng góp của nguời dân và xin nguồn viện trợ từ bên ngoài gồm vật liệu, công nghệ là chính.

- Ngƣời dân, cộng đồng tự lựa chọn dự án, tiêu chí lựa chọn dự án mới là phải xuất phát từ lợi ích thiết thực của ngƣời dân, điều kiện sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện, tất cả mọi ngƣời dân đều đƣợc hƣởng lợi lâu dài. Các dự án do chính quyền xã đó quản lý và đƣợc chính quyền quận, huyện phê duyệt. - Việc trợ cấp của Chính phủ từ năm thứ 2 trở đi có phân biệt và theo nguyên tắc chỉ cấp cho các xã đã hoàn thành kế hoạch năm trƣớc và xã hoàn thành tốt hơn sẽ đƣợc hỗ trợ nhiều hơn, thúc đẩy sự thi đua nỗ lực của mỗi cộng đồng.

Sau 8 năm triển khai phong trào saemaul, nông thôn Hàn Quốc đã hoàn thành cơ bản về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (các tuyến đƣờng liên thôn đạt hơn 42.000 km, đƣờng nội đồng đạt gần 69.000km, cơ bản đã làm thay đổi cục diện đời sống nông thôn; nhà dân ở khu vực nông thôn đã dần hiện đại, số hộ có điện tăng từ 27% lên 100%, tất cả các giếng nƣớc đƣợc bơm

bằng mô-tơ điện); thu nhập bình quân của các hộ gia đình nông thôn tăng lên 3 lần (thu nhập của nông dân tăng lên 3.000 đô la Mỹ (USD)/ngƣời/năm) và cao hơn thu nhập của ngƣời dân thành phố; khu vực nông thôn của Hàn Quốc trở thành xã hội năng động, có khả năng tự tích luỹ, tự đầu tƣ và tự phát triển.

1.3.2.2.Trung Quốc

Trung Quốc rất coi trọng đến phát triển nông thôn, nhất là hạ tầng nông thôn, nhằm giảm cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Về đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, thông qua thay đổi chính sách hỗ trợ về thuế, Chính phủ còn hỗ trợ cho các nhà đầu tƣ vào phát triển sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp công nghệ cao với mức vốn hỗ trợ tăng đáng kể; từ năm 2002-2007, Chính phủ Trung Quốc đã chi gần 300 tỷ nhân dân tệ cho xây dựng các công trình cơ bản của nông nghiệp. Trong 6 năm qua, Trung Quốc đã xây dựng hơn 1,3 triệu km đƣờng nông thôn, đã tăng đƣợc 100 triệu mẫu diện tích đƣợc tƣới nƣớc theo mô hình tiết kiệm, đã giải quyết các khó khăn về nƣớc cho gần 100 triệu nhân khẩu ở nông thôn. Các đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, hỗ trợ ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp đồng thời cũng cải thiện điều kiện làm việc cho nông dân và điều kiện sinh hoạt cho các khu vực nông thôn.

Đối với sản xuất nông nghiệp, Trung Quốc coi trọng thực thi chính sách cung cấp cho nông dân giống lúa tốt, năng suất cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của nông dân; coi trọng việc đào tạo cán bộ quản lý, chuyên môn nông nghiệp kỹ thuật cao, tổ chức tốt các mô hình triển khai công nghệ sản xuất nông nghiệp, ƣớc tính trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX tiến bộ khoa học - công nghệ đã đóng góp tới 30% tổng số giá trị gia tăng của nông nghiệp Trung Quốc. Đồng thời, coi trọng đến nâng cao thu nhập của nông dân qua chính sách thuế và giá; từ năm 1994, Chính phủ Trung Quốc đã đƣa vấn đề giá thu mua ngũ cốc vào luật, giá thu mua sẽ đƣợc tăng cao hơn mức giá trên thị trƣờng nhằm khuyến khích ngƣời nông dân chuyển sản xuất bông và cây lấy dầu sang trồng ngũ cốc.

Kết luận chương 1

Nông thôn là địa bàn rộng lớn, có vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển của nhiều quốc gia. Xây dựng, phát triển nông thôn là quá trình lâu dài, bền bỉ đòi hỏi có nguồn lực lớn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Trong quá trình thực hiện huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới, chính sách và nguồn lực của Nhà nƣớc có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ địa phƣơng và nông dân thực thi các chƣơng trình phát triển nông thôn; đồng thới huy động sự đóng góp và phát huy vai trò chủ động của ngƣời dân trong tổ chức thực hiện.

Kinh nghiệm được rút ra là: để thực hiện thành công xây dựng và phát triển nông thôn, cần phải huy động đƣợc nguồn lực lớn từ Nhà nƣớc đầu tƣ vào những khâu thiết yếu nhƣ phát triển hạ tầng giao thông, sản xuất, phát triển ngành nghề, sản phẩm mũi nhọn. Nguồn lực nhà nƣớc có tính chất mở đƣờng, kích thích, định hƣớng, thúc đẩy ngƣời dân và các thành phần kinh tế, hộ gia đình tham gia đầu tƣ vào nông thôn. Đồng thời, phát huy đƣợc tính chủ đông, tự giác của ngƣời dân nông thôn nhằm huy động đƣợc nguồn lực to lớn trong dân xây dựng nông thôn, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của chính mình.

Để đảm bảo sự thành công trong xây dựng nông thôn điều cốt lõi là có sự quyết tâm cao của Chính phủ; tinh thần ý thức, sự tham gia tích cực của ngƣời dân trong huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn. Tùy vào tình hình, bối cảnh cụ thể của từng địa phƣơng, vùng miền để có những chính sách, kế hoạch và bƣớc đi, cách làm thích hợp.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)