1.3.1 .Kinh nghiêm trong nước
2.3. Huy động các nguồn lực khác xây dựng nông thôn mới
2.3.1. Huy động nguồn lực đất đai xây dựng nông thôn mới
Đất đai là nguồn tài nguyên, tài sản, nguồn lực lớn cần đƣợc huy động, sử dụng có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Nông thôn nƣớc ta chiếm trên 80% diện tích tự nhiên của cả nƣớc, trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 25.127 nghìn ha, chiếm 75,9% diện tích đất tự nhiên của cả nƣớc. Trong giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất tăng 5,2% so với năm trƣớc, xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2011 đạt 25 triệu USD; tích luỹ bình quân 1 hộ nông dân đạt 16,7 triệu đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2006, trực tiếp góp phần xây dựng nông thôn trong những năm vừa qua [2, 13]. Từ năm 2009 đến nay, các xã đã xây dựng và thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch khu dân cƣ, phát huy lợi thế đất đai, cơ sở hạ tầng sản xuất đã có, tổ chức xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, phát huy làng nghề, nâng cao thu nhập của ngƣời dân, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phƣơng. Đồng thời, tổ chức vận động nhân dân hiến đất xây dựng đƣờng giao thông nông thôn, chỉnh trang đƣờng làng, lối xóm, các công trình văn hoá, trƣờng học...làm cho nông thôn xanh, sạch, đẹp hơn.
Qua thực hiện xây dựng nông thôn mới của 11 xã Xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới của Trung ƣơng, đã có nhiều xã vận động nhân dân hiến đất với số lƣợng diện tích và giá trị khá lớn. Bằng hiến đất để bảo đảm công trình xây dựng nông thôn mới đúng thiết kế về mặt bằng theo chuẩn đã quy định (nhƣ đƣờng giao thông, công trình thuỷ lợi, nhà văn hoá,…), đất của những hộ giáp ranh công trình đó đƣợc chính quyền đo đạc, cắm mốc, trong trƣờng hợp phải lấn đất của hộ dân mới bảo đảm kích thƣớc theo thiết kế, chính quyền động viên hộ dân liền kề công trình “hiến đất” để xây dựng công trình; nếu diện tích lớn có thể bồi hoàn một phần cho hộ để tránh thiệt thòi.
Tại xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi- Thành phố Hồ Chí Minh), sau hơn 2 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới đã có hơn 150 hộ dân hiến đất với diện tích trên 3,8 ha đất thổ cƣ và đất sản xuất để xây dựng hạ tầng trên
địa bàn xã, tổng giá trị hiến đất lên tới 49,528 tỷ đồng, chiếm gần 60% tổng vốn huy động trong dân và doanh nghiệp. Đây là xã điển hình/11 xã trong việc vận động ngƣời dân hiến đất xây dựng nông thôn mới.
Xã Gia phố (huyện Hƣơng Khê, tỉnh Hà Tĩnh), đã vận động đƣợc 85 hộ dân hiến đất với diện tích trên 2,13 ha đất thổ cƣ và đất sản xuất để xây dựng hạ tầng trên địa bàn xã xây dựng đƣờng giao thông nông thôn, thuỷ lợi và công trình phúc lợi khác; tổng giá trị hiến đất lên tới 5,92 tỷ đồng, chiếm gần 50% tổng vốn huy động trong dân và doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới.
Tƣơng tự, xã Tam Phƣớc (huyện Đồng Phú, tỉnh Quảng Nam), đã huy động đƣợc trên 4,67 tỷ đồng vốn nhân dân đóng góp từ hiến đất, chiếm 32% vốn đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Xã Tân Thịnh (huyện lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), nhân dân đóng góp từ hiến đất trên 4,15 tỷ đồng, chiếm 23,6% vốn dân tham gia xây dựng nông thôn mới [3]
2.3.2. Huy động nhân lực xây dựng nông thôn mới
Để thực hiện xây dựng nông thôn mới, các tỉnh đã tăng cƣờng đào tạo cho cán bộ cấp xã và có sự hỗ trợ về lực lƣợng tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án, xây dựng mô hình, đảm bảo quá trình triển khai thông suốt. Song song với nâng cao trình độ cán bộ quản lý cấp xã, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã vận động đƣa 600 trí thức trẻ về làm chủ tịch xã, tăng cƣờng cho các xã vùng cao các xã có điều kiện khó khăn. Tổ chức, tập huấn, dạy nghề nâng cao trình độ kỹ thuật và tổ chức sản xuất của ngƣời dân; thông qua các lớp đào tạo, tập huấn nghề, tuyên truyền, vận động nang cao vai trò làm chủ, tự giác tham gia đóng góp ngày công lao động xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện xây dựng thí điểm ở 11 xã điểm của Trung ƣơng, Ban chỉ đạo đã chỉ đạo các tỉnh rà soát đội ngũ cán bộ, thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ. Sau 3 năm, 11 xã đã cử gần 50 cán bộ đi học lớp trung cấp hành chính, trung cấp chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, 25 đồng chí đi học đại học tại chức, tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ cấp uỷ chi bộ
và cán bộ khối chính quyền cơ sở; mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho ngƣời dân nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng quản trị sản xuất, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Huy động ngƣời dân đóng góp ngày công lao động xây dựng giao thông nông thôn, các công trình công cộng…
2.3.3. Áp dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá nông sản, kinh nghiệm và kỹ năng quản trị sản xuất xây dựng nền sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trƣờng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cử 15 đơn vị của Bộ gồm Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, các viện, trƣờng, trung tâm nghiên cứu khoa học xuống hỗ trợ trực tiếp các ban quản lý cấp xã xây dựng đề án sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và xây dựng mô hình tổ chức sản xuất.
Kết quả, đã hình thành đƣợc các vùng sản xuất hàng hoá có lợi thế nhƣ cây thuốc lá ở Tân Thịnh; sản xuất hoa lan, rau sạch, bò sữa ở xã Tân Thông Hội; sản xuất cà phê, rau sạch, hoa ở xã Tân Hội; sản xuất lúa cao sản ở xã Định Hoà. Thu nhập bình quân của các xã đều tăng, một số xã đã khai thác tốt tiềm năng lợi thế tạo ra bƣớc tăng đột biến về năng suất, doanh thu, thu nhập nhƣ xã Mỹ Nam Long có doanh thu từ nuôi tôm, nghêu doanh thu đạt 2 tỷ đồng/ha, tăng gấp 3 lần so với trƣớc; xã Tân Thịnh có thu nhập tăng 1,4 lần so với trƣớc khi triển khai xây dựng nông thôn mới.
Khoa học và công nghệ đã đóng góp vào giá trị gia tăng của sản xuất nông lâm nghiệp khoảng 30-40%. Về cơ bản đã chủ động về giống cây trồng, vật nuôi. Đã có 396 giống cây trồng đƣợc công nhận. Tỷ lệ sử dụng các giống mới đạt cao nhất ở lúa, ngô và rau với trên 60% diện tích gieo trồng. Các loại cây trồng khác tỷ lệ sử dụng giống mới đều chiếm khoảng 30- 40% diện tích. Gần 200 quy trình công nghệ đƣợc công nhận và ứng dụng trong thực tiễn, đóng góp quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lƣợng,
hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trƣờng khu vực và thế giới. Trình độ sản xuất hàng hoá nông sản của ngƣời nông dân đƣợc nâng lên một bƣớc, ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật canh tác, quản trị sản xuất đƣợc cải thiện làm cho năng suất cây trồng, vật nuôi, giá trị sản xuất/ha tăng nhanh, kể cả những vùng hết sức khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Năm 2012, giá trị sản xuất trồng trọt bình quân cả nƣớc đạt 72,8 triệu đồng/ha, tăng 1,6 lần; giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản đạt 145,3 triệu/ha, tăng 1,67 lần so với năm 2009. Một số địa phƣơng nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm Đồng đã chủ động ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất theo hƣớng nông nghiệp đô thị với giá trị kinh tế cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác năm 2012 ở thành phố Hồ Chí Minh đã đạt 239 triệu đ/ha, ở Hà Nội đạt 198 triệu đ/ha.