Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 49 - 56)

1.3.1 .Kinh nghiêm trong nước

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Kết quả đạt được

a) Hệ thống cơ chế, chính sách huy động vốn xây dựng nông thôn mới dần được hoàn thiện

Trong giai đoạn đầu thực hiện Chƣơng trình, nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới, theo đó “Hỗ trợ 100% từ Ngân sách Trung ƣơng cho: công tác quy hoạch; đƣờng giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trƣờng học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã”.

Tuy nhiên, thực tế sau hơn 01 năm triển khai Chƣơng trình cho thấy việc quy định “Hỗ trợ 100% từ Ngân sách Trung ƣơng” cho một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội cấp xã đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, ngày 08/6/2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 695/QĐ-TTg sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới, theo đó:

- Hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nƣớc cho: Công tác quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã

- Đối với các xã thuộc các huyện nghèo thuộc Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, hỗ trợ tối đa 100% từ ngân sách nhà nƣớc cho: Xây dựng đƣờng giao thông đến trung tâm xã, đƣờng giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mƣơng nội đồng; xây dựng trƣờng học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nƣớc sinh hoạt, thoát nƣớc thải khu dân cƣ; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản. Đối với các xã còn lại, hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nƣớc cho những nội dung này.

Việc sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chƣơng trình đã tạo điều kiện cho các địa phƣơng trong việc huy động các nguồn lực để triển khai trên địa bàn, đồng thời khắc phục đƣợc một số vấn đề tồn tại:

- Tránh đƣợc tâm lý trông chờ, ỷ lại của các địa phƣơng, nhất là ngƣời dân nông thôn, cho rằng các công trình này đã đƣợc Ngân sách Trung ƣơng đầu tƣ toàn bộ, địa phƣơng, ngƣời dân và cộng đồng không cần đóng góp thêm.

- Trong bối cảnh hiện nay, ngân sách Trung ƣơng còn hạn chế nên trƣớc mắt việc cân đối hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội cấp xã trên phạm vi toàn quốc là không khả thi.

Ngoài ra, nội dung Quyết định sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn cũng đã quy định rõ: Chính quyền địa phƣơng (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phƣơng đƣợc chính quyền địa phƣơng xem xét, trả thù

lao theo mức phù hợp với mức tiền lƣơng chung của thị trƣờng lao động tại địa phƣơng và khả năng cân đối ngân sách địa phƣơng.

Về cơ chế đầu tƣ, cơ chế đầu tƣ của Chƣơng trình đƣợc thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg, trong đó quy định về chủ đầu tƣ theo hƣớng phân cấp tối đa cho cấp xã. Trong giai đoạn đầu thực hiện theo Quyết định 800/QĐ-TTg cũng đã phát sinh một số vấn đề vƣớng mắc liên quan đến thủ tục đầu tƣ đối với những công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản nhƣng cũng phải thực hiện theo quy trình nhƣ với những công trình quy mô lớn, kỹ thuật cao, việc này đã ảnh hƣởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn các xã.

Để tháo gỡ vƣớng mắc này, ngày 21/3/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã có Quyết định số 498/QĐ-TTg bổ sung cơ chế đầu tƣ, theo đó: Đối với các công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, các địa phƣơng đƣợc áp dụng cơ chế đầu tƣ đặc thù theo hƣớng không phải lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật, trên cơ sở thiết kế mẫu, thiết kế điển hình chỉ cần lập dự toán đơn giản và chỉ định cho ngƣời dân và cộng đồng trong xã tự làm.

Quy định bổ sung này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các địa phƣơng triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ theo đề án xây dựng nông thôn mới đƣợc duyệt do thủ tục đã đƣợc đơn giản hóa, phù hợp với thực tế tại các địa phƣơng. Cơ chế đặc thù này cũng đã góp phần hình thành phong trào và cách làm hết sức sáng tạo tại nhiều địa phƣơng (Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Hà Nam, Ninh Bình…) qua việc nhà nƣớc hỗ trợ xi măng và một số vật tƣ khác, ngƣời dân và cộng đồng đóng góp công sức, hiến đất để làm đƣờng giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi…

Đối với tất cả các xã, hỗ trợ 100% từ ngân sách nhà nước cho: Công tác quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã.

Đối với các xã thuộc các huyện nghèo thuộc Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày

27/12/2008 của Chính phủ, hỗ trợ tối đa 100% từ ngân sách nhà nƣớc cho: Xây dựng đƣờng giao thông đến trung tâm xã, đƣờng giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mƣơng nội đồng; xây dựng trƣờng học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nƣớc sinh hoạt, thoát nƣớc thải khu dân cƣ; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản.

Đối với các xã còn lại, hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước cho:

Xây dựng đƣờng giao thông đến trung tâm xã, đƣờng giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mƣơng nội đồng; xây dựng trƣờng học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nƣớc sinh hoạt, thoát nƣớc thải khu dân cƣ; phát triển sản xuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc cho từng nội dung, công việc cụ thể, bảo đảm phù hợp với thực tế và yêu cầu hỗ trợ của từng địa phƣơng.

Có thể thấy quy định này đã khắc phục cơ bản những bất cập trong quy định về hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ƣơng nêu tại Quyết định 800/QĐ- TTg ngày 04/6/2010. Các địa phƣơng đƣợc chủ động sử dụng nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách trung ƣơng kết hợp với nguồn lực ngân sách địa phƣơng để phân bổ nguồn lực có đƣợc theo các ƣu tiên, phù hợp với nhu cầu và đặc thù của địa phƣơng, đảm bảo thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ƣơng cho các địa phƣơng căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội để bố trí phù hợp với quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ƣu tiên hỗ trợ cho các địa phƣơng khó khăn chƣa tự cân đối ngân sách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những địa phƣơng làm tốt. Quy định này nhằm đảm bảo tính thực tế, phù hợp với khả năng của ngân sách trung ƣơng nhƣng lại có nhƣợc điểm là địa phƣơng không chủ động trong xác định mức hỗ trợ

từ ngân sách trung ƣơng cụ thể hàng năm cho thực hiện xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng. Chính quyền địa phƣơng (tỉnh, huyện, xã) không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Nhân dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua.

Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phƣơng đƣợc chính quyền địa phƣơng xem xét, trả thù lao theo mức phù hợp với mức tiền lƣơng chung của thị trƣờng lao động tại địa phƣơng và khả năng cân đối ngân sách địa phƣơng. Ủy ban nhân dân địa phƣơng xem xét, quyết định mức thù lao cụ thể sau khi trình Thƣờng trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chỉ đạo, hƣớng dẫn các sở, ban, ngành, huyện, xã triển khai thực hiện. Nhƣ vậy có thể thấy cơ chế hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nƣớc khá rõ ràng, vừa tạo thuận lợi cho các địa phƣơng nắm bắt và triển khai thực hiện, vừa tạo sự minh bạch trong chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc cho xây dựng nông thôn mới.

Về Cơ cấu vốn đầu tƣ, nguồn vốn và huy động nguồn lực để thực hiện Chƣơng trình đảm bảo cân đối giữa vốn ngân sách Trung ƣơng và địa phƣơng, vốn tín dụng (bao gồm tín dụng đầu tƣ phát triển và tín dụng thƣơng mại), vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác và huy động đóng góp của cộng đồng dân cƣ, tránh huy động quá sức đóng góp của ngƣơid dân nông thôn. Căn cứ vào cơ cấu vốn đầu tƣ nhƣ trên các địa phƣơng đã chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn xây dựng nông thôn mới của địa phƣơng.

b) Nguồn lực xây dựng nông thôn mới được huy động tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều thành phần kinh tế, sự đóng góp và tham gia chủ động của người dân nông thôn

Về quy mô và cơ cấu huy động, trong 3 năm (2010-2013) đã huy động đƣợc hơn 105 nghìn tỷ đồng. Trong đó, ngân sách trung ƣơng hỗ trợ 4,980 nghìn tỷ đồng (chiếm 4,7%), ngân sách địa phƣơng lồng ghép và bổ sung 30,685 nghìn tỷ đồng (chiếm 29,2%); vốn tín dụng 39,326 nghìn tỷ đồng (chiếm 37,4%) và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đóng góp khoảng 30,105 nghìn tỷ đồng (chiếm 28,7%)(5).

Các hình thức huy động đƣợc thực hiện khá đa dạng. Đối với nguồn hỗ trợ từ ngân sách bao gồm các nguồn ngân sách trung ƣơng hỗ trợ trực tiếp cho Chƣơng trình; ngân sách tỉnh hỗ trợ (bao gồm hỗ trợ trực tiếp từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế trong dự toán ngân sách hàng năm; hỗ trợ qua cơ chế để lại số thu tại xã để xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ qua cơ chế để lại số thu tiền sử dụng đất cho các xã xây dựng nông thôn mới…); vốn lồng ghép từ các chƣơng trình, dự án. Nguồn vốn tín dụng đƣợc huy động chủ yếu thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng phát triển Việt Nam. Vốn huy động từ doanh nghiệp đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua hình thức hỗ trợ tiền mặt hoặc sản phẩm của doanh nghiệp (ví dụ nhƣ xi măng, sắt thép, gạch, ngói,..), tham gia đầu tƣ trực tiếp.

Các hình thức huy động, từ cộng đồng bao gồm tiền mặt; hiện vật (nhƣ đất đai, hoa màu và các tài sản gắn liền với đất,…) ngày công lao động,… và các hình thức xã hội hoá khác. Cơ chế huy động khá linh hoạt đã tạo sự chủ động cho các địa phƣơng trong huy động nguồn lực. Nhiều địa phƣơng đã xây dựng các cơ chế huy động cụ thể nhƣ cơ chế vốn mồi nhằm lôi cuốn, kích thích nguồn vốn huy động đóng góp từ các cá nhân, tổ chức kinh tế trên địa bàn (ví dụ nhƣ Đồng Nai, Thái Bình).

Thể hiện cụ thể trên các mặt nhƣ sau:

Một là, Chƣơng trình nông thôn mới là Chƣơng trình lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đƣợc toàn xã hội quan tâm. Huy động các nguồn lực để thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ngày càng

đƣợc Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ, sự hƣởng ứng của các tầng lớp nhân dân, tổ chức kinh tế, xã hội, cộng đồng dân cƣ tại chỗ đầu tƣ, đóng góp xây dựng nông thôn mới.

Vốn đầu tƣ cho xây dựng nông thôn mới là rất lớn và cần đƣợc huy động bằng nhiều nguồn. Từ khi có Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đã đƣợc các cấp, các ngành bố trí và giải ngân nguồn ngân sách với số vốn ngày càng tăng, tuy chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhƣng đã tăng đáng kể so với những năm trƣớc đây, nhất là vốn ngân sách hỗ trợ cho các xã thực hiện xây dựng hạ tầng nông thôn. Vốn huy động tại chỗ, nhất là huy động từ “sức dân” bƣớc đầu đƣợc các địa phƣơng quan tâm, coi đây là nguồn lực chính trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Trên thực tế, hầu hết các xã đã huy động vốn ngày càng tăng và khá đa dạng phong phú về hình thức huy động.

Thứ hai là, trên cơ sở đầu tƣ từ vốn ngân sách, các xã đã có kế hoạch khai thác các nguồn lực tại chỗ theo hƣớng “lấy sức dân để lo cho dân” và tập trung đầu tƣ vào các nội dung chính nhƣ sau:

- Đầu tƣ cho phát triển kinh tế là nội dung hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Đầu tƣ phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp có lợi thế, lựa chọn các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên dịa bàn đã có hoặc tạo các ngành nghề mới, nhằm chuyển dịch cơ cấu sản xuất và lao động theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp; tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời và nâng cao đời sống của ngƣời dân. Đây có thể coi “là nội dung gốc” trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Kinh tế phát triển là cơ sở dể huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, kể cả đầu tƣ mới và nâng cấp nhằm tăng cƣờng kết cấu hạ tầng, phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sống của nhân dân; đồng thời, thúc đẩy các hoạt động văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trƣờng.

Thứ ba là, bƣớc đầu cán bộ đảng viên và ngƣời dân, cộng đồng nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)