1.3.1 .Kinh nghiêm trong nước
3.1. Chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nƣớc ta trong
trong thời gian tới
Các quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới đã đƣợc thể hiện thông qua Cƣơng lĩnh và các Nghị quyết quan trọng đó là:
Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội (bỏ sung và phát triển năm 2011) đã đƣợc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI thông qua; theo đó xác định mục tiêu Tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nƣớc ta là “Xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của Chủ nghĩa xã hội”; phấn đấu từ nay đến giữa thế kỷ XXI “xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng Xã hội Chủ nghiã”. Về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Cƣơng lĩnh của Đảng đã xác định “Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới”. “Xây dựng và phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong qúa trình xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn”.
Theo đó, Chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2010-2020 ở nƣớc ta đã xác định nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới “Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng với bước đi cụ thể, vững chắc trong từng gia đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hoá đặc sắc ở nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn,…”.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định về nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới: “Tạo môi trường thuận lợi để khai
thác mọi hả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của doanh nghiệp vưa và nhỏ, thu hút nhiều lao động”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI cũng đã định hƣớng trong kế hoạch 5 năm tới (2011-2015) là: “Phấn đấu giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân 5 năm đạt 2,6-3%/năm. Tỷ trọng lao động nông nghiệp năm 2015 chiếm 40-41% lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,8 đến 2 lần so với năm 2010” [8].
Trƣớc đó, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định:"Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại"…
Đây là những định hƣớng cơ bản và quan trọng nhất để phát triển nông thôn nói chung và xây dựng nông thôn mới nói riêng trong giai đoạn tới. Những nội dung này đã đƣợc cụ thể hoá bằng các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ nhằm thực hiện chủ trƣơng của Đảng. Nhƣ:
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ƣơng (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định nhiệm vụ xây dựng: "Chương trình xây dựng nông thôn mới". Nghị quyết số 26-NQ/T.W đã đề ra định hƣớng về xây dựng nông thôn mới đó là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Ðảng được tăng cường...”.
Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X) về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, theo đó đã xác định nhiệm vụ xây dựng“ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”.