1.3.1 .Kinh nghiêm trong nước
2.4. Đánh giá chung
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nguyên nhân khách quan là do cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn nhìn chung còn thấp kém, nhất là các xã miền núi; thu nhập, đời sống ngƣời dân nông thôn chƣa cao, khả năng đóng góp xây dựng nông thôn mới còn hạn chế.
Nông dân vẫn là đối tƣợng có thu nhập thấp nhất, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo giảm, nhƣng số hộ cận nghèo cao, nếu thay đổi tiêu chí, hoặc gặp phải rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả thị trƣờng, rủi ro trong cuộc sống, sẽ trở lại hộ ghèo. Trình độ lao động nông nghiệp còn rất thấp, chất lƣợng lao động nông nghiệp suy giảm, thiếu lao động trẻ, lao động có tri thức. - Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới chƣa đầy đủ , kể cả một bộ phận trực tiếp tham gia xây dựng và chỉ đạo Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới; còn coi Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới nhƣ một dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản của Nhà nƣớc, nên trông chờ, ỷ lại vào đầu tƣ từ nguồn lực của cấp trên, của bên ngoài, chƣa thấy hết đƣợc ý nghĩa và phƣơng châm của chƣơng trình là “của dân, để lo cho dân”.
- Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông thôn mới chƣa bảo đảm chất lƣợng và đúng hƣớng; chƣa rà soát, đánh giá đúng thực trạng để thấy đƣợc hiện trạng của xã, kể cả việc xác định tiềm năng, khả năng huy động các nguồn lực của địa phƣơng, trên cơ sở đó mới đề xuất mục tiêu, giải
pháp, có bƣớc đi phù hợp cho từng giai đoạn. Cho nên, trong xây dựng đề án và kế hoạch chƣa sát thực tiễn, dự toán với tổng mức đầu tƣ quá lớn và dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, dẫn đến việc tổ chức huy động nguồn lực thực hiện Chƣơng trình gặp khó khăn, bị động, lúng túng.
- Chính sách về xây dựng nông thôn mới chƣa đồng bộ, chƣa hƣớng dẫn kịp thời; chƣa ban hành và hƣớng dẫn chính sách huy động nội lực, phát huy tính chủ động sáng tạo của công đồng dân cƣ nông thôn trong tổ chức xây dựng nông thôn mới; chính sách đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn tuy có tăng hơn, nhƣng vẫn còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển; các chính sách ƣu đãi thu hút đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn chƣa đủ hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp trong, ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển nông thôn.
Chƣa có một cơ chế thống nhất trong lồng ghép các nguồn lực từ các chƣơng trình, dự án trên địa bàn. Thực tế các địa phƣơng mới chỉ tiến hành ghép vốn đối với các công việc, mục tiêu có cùng nội dung. Tuy nhiên điều này lại gây khó trong tổng hợp kết quả đạt đƣợc của từng dự án, chƣơng trình từ việc ghép các nguồn vốn của các chƣơng trình, dự án trên địa bàn.
Nhìn chung cơ chế huy động nguồn lực của các địa phƣơng chƣa đủ lực để có thể thu hút sự sẵn sang tham gia của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là huy động từ khu vực doanh nghiệp. Đối với huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới từ khu vực ngân hàng đƣợc tập trung chủ yếu cho phát triển sản xuất cũng bị giới hạn do trình độ năng lực, khả năng tiếp cận vốn của ngƣời dân. Tình trạng nợ xây dựng cơ bản ở các địa phƣơng cũng sẽ là nhân tố ảnh hƣởng tới việc huy động nguồn lực của địa phƣơng cho xây dựng nông thôn mới.
- Đội ngũ cán bộ cơ sở, ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã nhìn chung còn thiếu và yếu về nghiệp vụ chuyên môn, nên trong quản lý điều hành vẫn mang tính tự phát, năng lực, hiệu quả huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực hiện có của địa phƣơng còn hạn chế, thiếu chủ động trong việc huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng và phát triển nông thôn mới là một quá trình lâu dài và cần có một chiến lƣợc, kế hoạch huy động nguồn lực cụ thể. Do đó để đảm bảo thực hiện tốt việc huy động nguồn lực cho Chƣơng trình cần chú trọng những điểm sau:
Về tính bền vững trong huy động nguồn lực: Cần xác định lại vai trò, vị trí của chính quyền địa phƣơng trong xây dựng nông thôn mới để xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nhà nƣớc. Theo đó cần sửa đổi các quy định về phân cấp nguồn thu ngân sách cho địa phƣơng trên cơ sở phân cấp nhiệm vụ chi tại Luật Ngân sách Nhà nƣớc theo hƣớng tăng thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong phân cấp nguồn thu.
Khi địa phƣơng có quyền tự chủ về nguồn thu thì địa phƣơng mới có thể chủ động quyết định cung cấp loại dịch vụ theo nhu cầu cho ngƣời dân địa phƣơng, chủ động vay nợ cho đầu tƣ cơ sở hạ tầng thiết yếu. Do vậy nên xem xét nghiên cứu cho địa phƣơng quyền tự quyết ở một số sắc thuế địa phƣơng, phí, một số khoản phụ thu trong giới hạn nhất định đối với các sắc thuế phân cấp 100% cho địa phƣơng và đối với khoản thu về thuế thu nhập của các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành nên để là khoản thu phân chia giữa trung ƣơng và địa phƣơng.
Về tính hiệu quả trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới nói riêng và thu ngân sách địa phương nói chung: Để đảm bảo tính hiệu quả trong huy động nguồn lực thực hiện Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới thì nguồn lực ngân sách trung ƣơng hỗ trợ cần phải đƣợc đảm bảo về mức và thời hạn theo cam kết. Đối với các nguồn lực khác thời điểm huy động cũng là yếu tố cần xem xét nghiên cứu để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi trong thực hiện huy động (vì không thể huy động nhân dân đóng góp vào thời điểm mất mùa, thất bát…).
Tính công khai trong huy động nguồn lực cần đƣợc đảm bảo. Việc công khai huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới vừa đảm bảo sự rõ
ràng, minh bạch cho ngƣời dân, vừa tạo ra cơ hội cho họ quyền tiếp cận với các quyết định sử dụng nguồn lực hiệu quả.
Tính cân đối phù hợp: Vấn đề này hàm ý cần có sự gắn kết giữa nguồn lực huy động và việc sử dụng nguồn lực. Đối với những công trình, lĩnh vực đầu tƣ xây dựng nông thôn mới đòi hỏi vốn lớn và ít có khả năng xã hội hoá cao cần phải đƣợc huy động và tài trợ từ các nguồn ngân sách, viện trợ còn ngƣợc lại cần đƣợc tiến hành huy động thông qua cơ chế đối ứng hay vay.
Kết luận chƣơng 2
Trong những năm vừa qua nông thôn nƣớc ta đã đƣợc Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ và nhận đƣợc sự đồng thuận hƣởng ứng tham gia của ngƣời dân, diện mạo nông thôn đã có nhiều thay đổi tích cực. Tuy nhiên, nông thôn còn nghèo, so với tiêu chí xây dƣng nông thôn mới còn một khoảng cách khá xa, nhu cầu đầu tƣ phát triển nông thôn theo Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là rất lớn.
Vốn đầu tƣ xây dựng nông thôn mới đƣợc huy động từ nhiều nguồn, bằng nhiều hình thức. Vốn ngân sách đầu tƣ ngày càng tăng và có vai trò quyết định, dẫn dắt, thu hút các thành phần kinh tế đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn. Vốn huy động tại chỗ đƣợc coi đây là nguồn lực chính trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, Nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc tuy có tăng, nhƣng chƣa đáp ứng đựợc nhu cầu; huy động nguồn lực tại chỗ còn nhiều vƣớng mắc; phát triển kinh tế, thu nhập đời sống của ngƣời dân tăng chậm; năng lực đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; công tác vận động, tuyên truyền còn nhiều hạn chế. Để thực hiện thành công Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới cần có những giải pháp phù hợp nhằm huy động các thành phần kinh tế, nhiều hình thức huy động nguồn lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới./.
Chƣơng 3.
ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY