Những khó khăn, hạn chế của huy động nguồn lực xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 56 - 59)

1.3.1 .Kinh nghiêm trong nước

2.4. Đánh giá chung

2.4.2. Những khó khăn, hạn chế của huy động nguồn lực xây dựng nông

đây, nhất là phƣơng pháp, cách tiến hành huy động vốn để thực hiện Chƣơng trình nông thôn mới. Đồng thời, bản thân ngƣời lao động ở nông thôn, nông dân cũng đƣợc hƣởng lợi thông qua các nội dung xây dựng nông thôn mới; việc học tập, tập huấn ngành nghề mới, tác phong lao động công nghiệp đƣợc hình thành, bớt đi những hủ tục lạc hậu... Thấy rõ những lợi ích, tích cực từ Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, ngƣời dân càng hăng hái và tự nguyện tham gia đóng góp bằng công sức, vốn, hiến đất hoặc những việc làm cụ thể cho xây dựng nông thôn mới.

Thứ tư là, năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện của của hệ thống chính trị cơ sở, trình độ tổ chức và thực hiện của cán bộ cơ sở đƣợc nâng lên một bƣớc; nhất là phƣơng pháp tiếp cận, xác định nội dung và phƣơng pháp giải quyết công việc xây dựng nông thôn mới có tính hệ thống, toàn diện hơn; nhờ đó, một số nơi đã phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo của nhân dân và cộng đồng, tranh thủ đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành; huy động và sử dụng ngày càng có hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

2.4.2. Những khó khăn, hạn chế của huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới nông thôn mới

- Cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ thuật nông thôn còn thấp kém, hệ thống giao thông, nƣớc sạch, y tế, giáo dục vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Quy hoạch và kiến trúc nông thôn chƣa đƣợc chú ý đúng mức, chƣa gắn với quy hoạch đô thị và đô thị hoá. Chất lƣợng quy hoạch nhìn chung còn thấp, xây dựng tự phát, làm mất vẻ đẹp văn hoá làng, xã, thôn bản. Kết quả xây dựng nông thôn mới so với mục tiêu đề ra đến 2015 còn khoảng cách khá xa. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm (từ 2008 đến 2013, cơ cấu công nghiệp và dịch vụ tăng 2%). Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nông

thôn ngày càng bức xúc, tệ nạn xã hội có xu hƣớng gia tăng, an ninh trật tự ở một số địa phƣơng diễn biến phức tạp.

- Nguồn lực xây dựng nông thôn mới là rất lớn, nhƣng thực tế huy động còn ở mức rất thấp, kể cả các xã xây dựng thí điểm của Trung ƣơng và của địa phƣơng (tỉnh, huyện). Nguồn lực tại chỗ, trong đó có nguồn vốn ngân sách xã tham gia đóng vai trò quan trọng, nhƣng nhìn chung hầu hết nguồn vốn này ở các xã còn yếu và thiếu; một số xã còn dựa chủ yếu vào quỹ đất, trong khi nhiều xã đã hết quỹ đất công; một số tỉnh chƣa có cơ chế cụ thể hỗ trợ xã tăng thu từ quỹ đất, quy định mức để lại cho xã sau khi đấu thầu với tỷ lệ thấp (15-20% tổng thu).

Mặc dù đạt đƣợc những kết quả tích cực nêu trên trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới nhƣng cũng cho thấy những tồn tại và thách thức đặt ra:

+ Nguồn lực từ ngân sách trung ƣơng hỗ trợ còn chƣa đảm bảo theo cam kết, nguồn vốn hỗ trợ chuyển về còn chậm đã ảnh hƣởng tới kế hoạch và tiến độ triển khai thực hiện. Thực tế là các chƣơng trình phát triển cộng đồng, vùng hay ngành đòi hỏi thời gian dài và kinh phí đáng kể để lập kế hoạch và thực hiện. Điều này đòi hỏi việc cam kết mạnh mẽ từ trên là một điều kiện tiên quyết để có sự phân bổ ngân sách và huy động nguồn lực để đảm bảo tính khả thi.

+ Nguồn lực huy động từ dân cƣ có xu hƣớng tăng trong những năm đầu thực hiện nhƣng sau đó giảm dần. Thực tế huy động nguồn lực ở các địa phƣơng cho thấy, trong những năm đầu thực hiện, đóng góp của dân cƣ chủ yếu ở việc hiến đất và tài sản trên đất, nhƣng những năm sau đó huy động từ dân cƣ sẽ giảm tƣơng đối và chỉ tập trung ở hình thức đóng góp ngày công lao động và tiền mặt... Do đó, nguồn huy động từ dân cƣ sẽ ảnh hƣởng trực tiếp từ kết quả phát triển sản xuất kinh doanh.

+ Nguồn lực huy động từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ở các địa phƣơng và trong cùng địa phƣơng giữa các xã là khác nhau. Điều này phụ

thuộc vào đặc thù địa lý, tiềm năng mỗi địa phƣơng. Thƣờng thì các địa phƣơng, các xã gần vùng đô thị trong những năm qua có nguồn thu từ đất khá lớn đã tạo nguồn thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên ở những tỉnh vùng sâu, vùng xa thì nguồn này cũng khá hạn chế. Mặt khác, trong những năm gần đây, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, thị trƣờng nhà đất ảm đạm cũng ảnh hƣởng tới nguồn thu từ đất của các địa phƣơng cho xây dựng nông thôn mới. Thị trƣờng vốn và thị trƣờng tín dụng ở nông thôn chƣa phát triển mạnh.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 61-NĐ/CP về khuyến khích doanh nghiệp vào đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn (hiện nay là Nghị định 210- NĐ/CP), nhƣng thực tế rất khó khăn thu hút doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn. Nhiều xã xây dựng nông thôn mới rất cần có doanh nghiệp đứng ra làm nòng cốt cho việc cung cấp “đầu vào, đầu ra” của sản xuất, nhƣng chƣa có nhiều doanh nghiệp làm nhiệm vụ này.

Doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn ít và nhỏ bé (mới chiếm khoảng 1,6% tổng số doanh nghiệp); sắp xếp, đổi mới nông, lâm trƣờng quốc doanh chậm, kém hiệu quả; kinh tế tập thể trong nông nghiệp chậm phát triển. Mối liên kết giữa các chủ thể trong sản xuất lỏng lẻo, chia cắt; giá đầu vào sản xuất luôn biến động, thƣờng xuyên xảy ra tình trạng đƣợc mùa, mất giá; chế biến không ổn định, giá thành cao, và sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm dẫn đến doanh nghiệp nông nghiệp bị thua ngay trên “sân nhà”.

- Huy động nội lực của cộng đồng dân cƣ xây dựng nông thôn mới phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, khả năng kinh tế của địa phƣơng và dân cƣ. Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập của ngƣời dân là yếu tố quan trọng hàng đầu, đảm bảo tính khả thi, bền vững của việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong huy động, sử dụng nguồn lực mới chú ý đến các dự án xây dựng cơ bản, phát triển hạ tầng, chƣa chú ý quan tâm đến phát triển kinh tế, nhằm tăng khả năng huy động nội lực của địa phƣơng và dân cƣ trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Việc thực hiện phƣơng châm phát huy dân chủ cơ sở là động lực huy động và sử dụng tốt các nguồn lực tại chỗ, nhƣng ở nhiều địa phƣơng chƣa làm tốt. Cộng đồng dân cƣ tham gia bàn bạc về quy hoạch, phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng, ngƣời dân và cộng đồng tự đề xuất trên cơ sở dân chủ, công khai, minh bạch và quyết định những công việc cần tiến hành trên địa bàn thông qua cộng đồng,… Đây là những nội dung quan trọng nhằm phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân trong tiến trình xây dựng nông thôn mới chƣa đƣợc thể hiện rõ nét.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)