IS-LM B AS-AD

Một phần của tài liệu tổng hợp bộ đề thi kinh tế vĩ mô 2022 (Trang 147 - 154)

C. Cân bằng có lạm phát

A. IS-LM B AS-AD

B. AS-AD

C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai

Câu 50: Đối tượng nào sau đây được xếp vào thất nghiệp: A. Người nội trợ

B. Người đã nghỉ hưu C. Học sinh, sinh viên D. Tất cả đều sai

Người nội trợ được xếp vào thất nghiệp vô hình (chỉ những người có việc nhưng ko làm đủ thời gian theo quy định-VD: sáng làm,chiều nghỉ; năng suất thấp, thu nhập thấp)

Câu 51: Các yếu tố khác không đổi, cầu tiền thực tế tăng khi:

A. Lãi suất giảm

B. Giá cả tăng

C. Thu nhập thực tế tăng

D. Câu A và C đúng

A và C sẽ làm cho nhu cầu giữ tiền để chi tiêu sẽ tăng→ Cầu tiền tăng

Câu 52: Các nhà kinh tế học lo lắng đến quy mô nợ quốc gia vì:

A. Nợ quốc gia sẽ làm tăng thất nghiệp

B. Nợ quốc gia có thể dẫn đến tăng lạm phát

C. Nợ quốc gia cuối cùng phải được trang trải thông qua thuế trong tương lai

D. Tất cả đều sai

Khi nợ quốc gia quá nhiều thì giải pháp nhanh nhất và thường được dùng để giải quyết là in tiền để trả nợ → Làm tăng lạm phát.

Câu 53: Đường IS phản ánh sự tác động của:

A. Lãi suất lên mức sản lượng cân bằng trên thị trường tiền tệ

B. Lãi suất lên mức sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa

C. Sản lượng lên mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ.

D. Sản lượng lên mức lãi suất cân bằng trên thị trường hàng hóa. Note: IS: hàng hóa, tác động của ls vào sl.

LM: tiền tệ, tác động của sản lượng vào lãi suất

Câu 54: Xuất khẩu được đẩy mạnh sẽ làm:

A. AS dịch chuyển sang phải

B. AS dịch chuyển sang trái

C. AD dịch chuyển sang phải

D. AD dịch chuyển sang trái

XK tăng → XK ròng tăng → AD tăng → Sang phải

Câu 55: Khi chính phủ sử dụng chính sách TKMR kết hợp với chính sách TTTH sẽ làm:

A. Thu nhập tăng

B. Lãi suất tăng

C. Thu nhập giảm

D. Lãi suất giảm

Tip: đối với những bài có chính sách thì nên vẽ đồ thị IS-LM để dễ hình dung Nếu dùng mở rộng → Sang phải và ngược lại. So sánh sự thay đổi và kết luận Sử dụng số liệu sau cho câu 56-60

Tổng đầu tư 800 Giữ lại ko chia 80

Đầu tư ròng 500 Thuế TNDN 50

Tiền lương 700 Thuế gián thu 100

Tiền thuê 300 Trợ cấp 50

Tiền lãi 150 Thu nhập ròng từ nước ngoài 150

Cổ tức 70 Thuế thu nhâp cá nhân 50

Câu 56: GDP danh nghĩa theo giá thị trường bằng

A. 1750

B. 1800

C. 1850

D. Đáp án khác

Câu 57: GNP theo giá thị trường là

A. 1900

B. 2050

C. 2200

D. Đáp án khác

Câu 58: Thu nhập quốc gia theo quốc tịch là:

A. 1500

B. 1650

C. 1800

D. Đáp án khác

Câu 59: Thu nhập cá nhân là

A. 1400B. 1420 B. 1420 C. 1440 D. Đáp án khác Câu 60: Thu nhập khả dụng là: A. 1320 B. 1370 C. 1400 D. Đáp án khác

Chương 9: Kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở

(Vì lúc em thi không có chương 9 nên chương này em chỉ soạn bổ sung riêng chứ không có trong đề)

Câu 1: Theo hiệu ứng tỷ giá hối đoái, khi mức giá chung giảm:

B. Đồng nội tệ có xu hướng lên giá tương đối so với đồng ngoại tệ làm tăng xuất khẩu ròng

C. Đồng nội tệ có xu hướng giảm giá tương đối so với đồng ngoại tệ làm tăng xuất khẩu ròng.

D. Tất cả đều sai

Câu 2: Khi ngân hàng trung ương bán ngoại tệ để duy trì tỉ giá cố định sẽ làm cho:

A. Cung nội tệ giảm

B. Lãi suất trong nước giảm

C. Lãi suất không đổi

D. Cung nội tệ tăng

Bán ra ngoại tệ để mua nội tệ vào → Cung nội tệ giảm → Lãi suất trong nước tăng. Câu 3: Hàm số nhập khẩu phụ thuộc vào nhân tố:

A. Sản lượng quốc gia

B. Tỷ giá hối đoái

C. Lãi suất

D. Cả A và B đúng

Nhập khẩu đồng biến với sản lượng quốc gia và nghịch biến với tỷ giá hối đoái. Câu 4: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn

A. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia thay đổi tùy theo diễn biến trên thị trường ngoại hối

B. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng khi tỷ giá hối đoái giảm

C. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia không thay đổi , bất luận diễn biến trên thị trường ngoại hối

D. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia giảm khi tỷ giá hối đoái tăng

Thị trường ngoại hối là thị trường mua bán ngoại tệ. Nếu ngoại tệ có xu hướng tăng lên thì nhà nước dùng nội tệ để mua ngoại tệ nhằm ổn định thị trường ngoại hối → dữ trữ ngoại tệ tăng lên. Và trong trường hợp ngược lại, dự trữ ngoại tệ sẽ giảm

Câu 5: Thay đổi nào sau đây không làm tăng xuất khẩu ròng của Việt Nam:

A. Ngoại tệ giảm giá

B. VNĐ giảm giá

C. Các nước khác dỡ bỏ hàng rào thuế quan

D. Tất cả đều sai

Ngoại tệ giảm giá → Hàng nước ngoài rẻ hơn hàng trong nước → Tăng NK → XK ròng giảm.

Câu 6: Khi vốn nước ngoài chuyển ra khỏi quốc gia A, trong cơ chế tỷ giá thả nổi thì:

A. Lãi suất trong nước có xu hướng giảm.

B. Xuất khẩu ròng giảm

C. Tỷ giá tăng, đồng nội tệ giảm giá

Khi vốn ngoài chuyển ra khỏi quốc gia A → Lượng cung ngoại tệ giảm.Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, đường cung ngoại tệ dịch chuyển sang trái. Tại điểm cân bằng mới, tỷ giá tăng (đồng ngoại tệ tăng giá, đồng nội tệ giảm giá).

Câu 7: Tỷ giá hối đoái phản ánh:

A. Giá trị đồng tiền nước này so với nước khác

B. Mức giá tại đó 2 đồng tiền có thể chuyển đổi cho nhau

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 8: Một quốc gia muốn duy trì tỷ giá hối đoái cố định , ngân hàng trung ương phải dùng các công cụ sau :

A. Chính sách ngoại thương

B. Dự trữ ngoại hối

C. Chính sách quản lí nhu cầu ngoại tệ

D. Cả 3 yếu tố trên

Để duy trì tỷ giá hối đoái cố định NHTW phải cân đối số dư cung nội tệ bằng cách mua hoặc bán một lượng ngoại tệ tương ứng , điều này sẽ làm tăng hoặc giảm dự trữ ngoại hối , liên quan trực tiếp tới chính sách ngoại thương

Câu 9: Khi tỉ lệ hối đoái tăng lên và giá cả hàng hóa ở các nước cũng thay đổi sẽ làm cho:

A. Xuất khẩu tăng

B. Nhập khẩu tăng

C. Xuất khẩu giảm

D. Không xác định được

Vì không biết chính xác hàng hóa ở các nước khi đó tăng hay giảm.

Câu 10: Trong điều kiện kinh tế mở, tỷ giá hối đoái cố định, luồng vốn vận động hoàn toàn tự do, một sự gia tăng chi tiêu ngân sách, tác động ngắn hạn là :

A. Lãi suất và sản lượng đều tăng

B. Lãi suất giảm và sản lượng đều tăng

C. Lãi suất cao hơn lãi suất thế giới , sản lượng giảm

D. Lãi suất cân bằng lãi suất thế giới , sản lượng tăng

Trong thời gian ngắn hạn, lãi suất và tỉ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng theo thuyết ngang giá lãi suất. Tức là khi có sự chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia thì nó sẽ được bù đắp lại bằng sự chênh lệch giữa tỷ giá của 2 loại đồng tiền của hai quốc gia này. Câu 11: Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng:

A. Cán cân thanh toán quốc gia

B. Cán cân thương mại

D. Tất cả đều đúng

Vì cán cân thương mại, cán cân thanh toán và sản lượng quốc gia đều có liên quan đến việc mua bán , trao đổi , xuất nhập khẩu trong nước và nước ngoài → liên quan đến mối quan hệ giữa nội tệ và ngoại tệ → tỷ giá hối đoái

Câu 12: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, muốn làm triệt tiêu lượng dư cung ngoại tệ, ngân hàng trung ương phải:

A. Dùng ngoại tệ để mua nội tệ

B. Dùng nội tệ để mua ngoại tệ

C. Không can thiệp vào thị trường ngoại hối

D. Tất cả đều sai

Câu 13: Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi đáng kể , tốc độ tăng giá trong nước nhanh hơn giá thế giới , sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ

A. Tăng

B. Giảm

C. Không thay đổi

D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận

Vì sức cạnh tranh hàng hóa trong nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như môi trường, thị hiếu,..

Câu 14: Trong điều kiện kinh tế mở, vốn luân chuyển tự do, các tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ trong cơ chế tỷ giá cố định khác biệt so với tác động khi tỷ giá linh hoạt vì :

A. Chính phủ phải can thiệp vào thi trường ngoại hối để cố định tỷ giá

B. Chính sách tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng nếu muốn cố định tỷ giá

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai Rõ ràng A đúng

B đúng vì để cố định tỷ giá hối đoái, NHTW phải bán dự trữ ngoại tệ và mua nội tệ → Ảnh hưởng lượng cung tiền.

Câu 15: Tác động ngắn hạn của chính sách nới lỏng tiền tệ trong nền kinh tế mở với cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt (thả nổi) là

A. Sản lượng tăng

B. Đồng nội tệ giảm giá

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Tiền tệ mở rộng → LM sang phải → Sản lượng tăng → Nội tệ giảm giá Câu 16: Trong cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn thì tỷ giá sẽ

A. Thay đổi tùy theo diễn biến trên thị trường ngoại hối

B. Không thay đổi

C. Tăng khi cung ngoại tệ tăng

D. Giảm khi cầu ngoại tệ tăng

Thả nổi → Chính phủ ko can thiệp → Tỷ giá tự thay đổi để tạo sự cân bằng trên thị trường ngoại hối.

Câu 17: Giả sử tỷ giá hối đoái nước ngoài ko đổi và tăng chậm hơn trong nước. Muốn tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước, biện pháp tốt nhất là:

A. Tăng tỷ giá

B. Giảm tỷ giá

C. Tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật để làm giảm giá trong nước

D. Cả B và C

Sử dụng số liệu sau cho câu 18-20

Giả sử tỷ giá giữa VND và USD là e=23000 VND/USD. Một chiếc Macbook Pro ở Mỹ có giá là 1200USD, ở Việt Nam bán với giá 30tr VND.

Câu 18: So sánh giá bán ở 2 quốc gia:

A. Giá bán ở Việt Nam cao hơn

B. Giá bán ở Mỹ cao hơn

C. Ngang bằng nhau

D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận

Giá ở Mỹ tính theo tiền Việt là: 23000*1200=27600000VNĐ <30tr

Câu 19: Tỷ giá thực là: A. 1.09 B. 0.92 C. 1.2 D. Đáp án khác e(r) = 23000*(1200/30000000)=0.92

Câu 20: Với kết quả câu 19, có thể kết luận rằng

A. Đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ có ngang giá sức mua.

B. Đồng nội tệ được định giá thấp

C. Đồng nội tệ được định giá cao

D. Không thể kết luận

Tỷ giá thực < 1 → Đồng nội tệ được định giá cao và ngược lại. Nếu = 1 thì câu A đúng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. UEL

- Slide bài giảng và bài tập của một số giảng viên ở trường ạ.

- Đề thi sưu tầm được

2. Internet

Một phần của tài liệu tổng hợp bộ đề thi kinh tế vĩ mô 2022 (Trang 147 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w