D.Mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm luật lao động 2022 (Trang 54 - 60)

D. 12 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm

D.Mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác

D.Mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương vàcác khoản bổ sung khác các khoản bổ sung khác

Câu 1: Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể?

A. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động cấp huyện tiến hành hoà giải trước, nếu hoà giải không thành thì mỗi bên có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh tiến hành hoà giải và giải quyết vụ tranh chấp, nếu tập thể lao động không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết hoặc đình công.

B.Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành hoà giải trước, nếu hoà giải không thành thì các bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết hoặc đình công.

C.Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh tiến hành hoà giải và giải quyết vụ tranh chấp lao động, nếu hoà giải không thành thì các bên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết hoặc đình công. D. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành giải quyết tranh chấp, nếu các bên không đồng

ý với quyết định của hội đồng hoà giải lao động cơ sở thì các bên có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh tiến hành hoà giải và giải quyết vụ tranh chấp, nếu tập thể lao động không đồng ý với quyết định của hội đồng trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết hoặc đình công.

Câu 2: Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?

A. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động cấp huyện tiến hành hoà giải, nếu hoà giải không thành thì mỗi bên tranh chấp có yêu cầu Toà án giải quyết, trừ một số tranh chấp pháp luật quy định.

B.Các bên tranh chấp khởi kiện ra Toà án, Toà án giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự.

C.Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành hoà giải, nếu hoà giải không thành thì chuyển cho hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết.

D. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành hoà giải, nếu hoà giải không thành thì nguời lao động có quyền đình công hoặc khởi kiện ra Toà án yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Câu 3: Có mấy loại tranh chấp lao động trong quan hệ giữa người lao động với người sử lao động?

A. Hai loại: Tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể.

C. Bốn loại: Tranh chấp lao động cá nhân , tranh chấp lao động tập thể, tranh cháp lao động giản đơn, tranh chấp lao động phức tạp.

D. Năm loại: Tranh chấp lao động cá nhân , tranh chấp lao động tập thể, tranh cháp lao động ngành, tranh chấp lao động liên ngành, tranh chấp lao động vùng.

Câu 4: Theo Luật Lao động hiện hành, số ngày nghỉ hàng năm của người lao động trong điều kiện lao động đặc biệt không bình thường được quy định như thế nào?

A. 16 ngày làm việc. B. 12 ngày làm việc. C. 15 ngày làm việc. D. 14 ngày làm việc.

Câu 5: Theo Luật Lao động hiện hành, số ngày nghỉ hàng năm của người lao động trong điều kiện lao động không bình thường được quy định như thế nào?

A. 14 ngày làm việc. B. 16 ngày.

C. 15 ngày làm việc. D. 16 ngày làm việc.

Câu 6: Theo Luật Lao động hiện hành, số ngày nghỉ hàng năm của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được quy định như thế nào?

A. 12 ngày làm việc. B. 15 ngày.

C. 13 ngày làm việc. D. 14 ngày làm việc.

Câu 7: Theo Luật Lao động hiện hành, thời giờ làm việc của người lao động trong điều kiện độc hai, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc được quy định như thế nào?

A. Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ 1 đến 2 giờ.

B. Thời giờ làm việc không quá 7 giờ trong một ngày hoặc 42 giờ trong 1 tuần. C. Thời giờ làm việc không quá 7 giờ trong một ngày hoặc 35 giờ trong 1 tuần. D. Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ 1,5 đến 2 giờ.

Câu 8: Theo Luật Lao động hiện hành, thời giờ làm việc của người lao động trong điều kiện bình thường được quy định như thế nào?

B. Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 40 giờ trong 1 tuần. C. Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 42 giờ trong 1 tuần. D. Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 44 giờ trong 1 tuần.

Câu 9: Theo Luật Lao động hiện hành, nếu phải ngừng việc do sự cố bất khả kháng (mất điện, nước, bão lụt, cháy …) thì người lao động được trả lương như thế nào?

A. Tiền lương do hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. B. Người lao động chỉ được trả một nửa tiền lương.

C. Người lao động không được trả lương.

D. Người lao động được trả một phần tư tiền lương.

Câu 10: Theo Luật Lao động hiện hành, nếu phải ngừng việc do lỗi của người lao động thì người đó được trả lương như thế nào?

A. Người đó không được trả lương.

B. Người đó chỉ được trả một nửa tiền lương.

C. Người đó được trả lương theo thoả thuận của hai bên. D. Người đó được trả một phần tư tiền lương.

Câu 11: Theo Luật Lao động hiện hành, nếu phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả lương như thế nào?

A. Người lao động được trả đủ tiền lương. B. Người lao động được trả một nửa tiền lương.

C. Người lao động được trả lương theo thoả thuận của hai bên.

D. Người lao động được trả đủ tiền lương cộng thêm tiền bồi thường do phải ngừng việc. Câu 12: Tai nạn lao động làm chết người mà do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động phải trợ cấp thế nào?

A. Trợ cấp 12 tháng lương.

B. Trợ cấp ít nhất 12 tháng lương và phụ cấp nâng lương (nếu có). C. Trợ cấp ít nhất 12 tháng lương.

D. Trợ cấp không quá 12 tháng lương.

Câu 13: Tai nạn lao động làm chết người mà không do lỗi của người lao động thì người sử dụng lao động phải bồi thường thế nào?

B. Bồi thường không quá 30 tháng lương. C. Bồi thường ít nhất 30 tháng lương.

D. Bồi thường ít nhất 30 tháng lương và phụ cấp nâng lương (nếu có).

Câu 14: Người lao động bị tàn tật do tai nạn lao động được hưởng quyền lợi gì?

A. Được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, được phục hồi chức năng lao động, sắp xếp công việc thích hợp, hưởng bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động do người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm.

B. Được người sử dụng lao động chịu toàn bộ chi phí y tế.

C. Được người sử dụng lao động chi phí toàn bộ chi phí y tế và được phục hồi chức năng lao động.

D. Được bồi thường mọi chi phí về tai nạn lao động và được sắp xếp công việc phù hợp. Câu 15: Người nước ngoài lao động tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài ký hợp đồng theo luật lao động nước nào?

A. Luật Lao động của doanh nghiệp nước ngoài. B. Luật Lao động Việt Nam.

C. Luật Lao động của nước mà hai bên lựa chọn.

D. Theo Luật Lao động của người lao động nước ngoài và Luật Lao động của doanh nghiệp nước ngoài.

Câu 16: Người Việt Nam làm việc cho các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ký hợp đồng lao động theo luật Việt Nam hay theo luật của nước ngoài sử dụng lao động? A. Theo pháp luật Việt Nam.

B. Theo pháp luật nước ngoài đang sử dụng lao động. C. Theo pháp luật nước mà hai bên lựa chọn.

D. Theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài sử dụng lao động. Câu 17: Thời giờ làm việc của người lao động tàn tật được tính như thế nào? A. 7 giờ một ngày.

B. Không được quá 7 giờ một ngày. C. 8 giờ một ngày.

D. Không được quá 8 giờ một ngày.

Câu 18: Doanh nghiệp nhận người tàn tật vào học nghề được hưởng ưu đãi gì của Nhà nước?

A. Được xét giảm thuế, vay vốn với lãi suất thấp, các ưu đãi khác để tạo điều kiện cho người tàn tật học nghề.

B. Được xét miễn, giảm thuế, vay vốn với lãi suất thấp, các ưu đãi khác. C. Được xét giảm thuế, vay vốn với lãi suất thấp, các ưu đãi khác.

D. Được xét giảm thuế, vay vốn với lãi suất thấp, được trợ cấp khi mua thiết bị học nghề. Câu 19: Thời giờ làm việc của lao động vị thành niên được tính như thế nào?

A. 8 giờ một ngày. B. 7 giờ một ngày.

C. 7 giờ một ngày, trừ một số công việc có quy định riêng.

D. Tối đa không quá 7 giờ một ngày, trừ một số công việc có quy định riêng. Câu 20: Những cá nhân, tổ chức nào được ký bản thoả ước lao động tập thể?

A. Người sử dụng lao động, người lao động. B. Người sử dụng lao động, công đoàn.

C. Người sử dụng lao động, đại diện tập thể người lao động. D. Người sử dụng lao động, tất cả người lao động.

Câu 21: Trường hợp nào người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

A. Người lao động vi phạm nội quy lao động, bị sa thải, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động.

B. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng, bị sa thải. C. Vi phạm nội quy lao động, bị sa thải, gây thiệt hại vật chất cho người sử dụng lao động. D. Gây thiệt hại cho người sử dụng lao động, người lao động không hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 22: Người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải: A. Báo trước cho người sử dụng lao động trước 30 ngày

B. Báo trước cho người sử dụng lao động trước 35 ngày C. Báo trước cho người sử dụng lao động trước 40 ngày

D. Báo trước cho người sử dụng lao động trước ít nhất 45 ngày. Câu 23: Nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng lao động:

A. Công việc phải làm, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc, bảo hiểm xã hội.

B.Công việc phải làm, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, bảo hiểm, điều kiện làm việc.

C.Công việc phải làm, tiền lương, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc.

D. Công việc phải làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời hạn hợp đồng, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nơi làm việc.

Câu 24: Hợp đồng lao động ký giữa người lao động với người sử dụng lao động có mấy loại?

A. Hợp đồng dài hạn, trung hạn (12 tháng trở lên), ngắn hạn (dưới 1 năm) hợp đồng tháng. B. Hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên,

hợp đồng dưới 1 năm.

C. Hợp đồng dài hạn, hợp đồng trung hạn (12 tháng trở lên) hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm), hợp đồng quý (3 tháng 1 lần).

D. Hợp đồng dài hạn, hợp đồng từ 12 tháng trở lên, hợp đồng dưới 1 năm.

Câu 25: Theo Luật Lao động, quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động thể hiện ở những điểm chủ yếu nào?

A. Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, trách nhiệm của người lao động, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải.

B.Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, đặt nội quy lao động, quy định trách nhiệm của người lao động.

C.Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, đặt nội quy lao động, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.

D. Ký kết hợp đồng về kỷ luật lao động, đặt nội quy lao động, quy định trách nhiệm của người lao động, giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải.

Câu 26: Theo Luật Lao động, quan điểm bảo vệ người lao động thể hiện ở những điểm chủ yếu nào?

A. Tiền lương, bảo đảm việc làm, học nghề, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bảo hiểm, trợ cấp thôi việc, các quy định về các dạng lao động đặc thù (lao động nữ, vị thành niên, người tàn tật.) B. Tiền lương, bảo đảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, làm việc, bảo hiểm, điều kiện làm việc,

trợ cấp thôi việc, giải quyết tranh chấp lao động.

C. Tiền lương, bảo đảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, làm việc, bảo hiểm, học nghề, trợ cấp thôi việc, quy định với các dạng lao động đặc thù, điều kiện làm việc, giải quyết tranh chấp. D. Tiền lương, bảo đảm việc làm, thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm việc, bảo hiểm xã hội,

điều kiện làm việc và an toàn lao động giải quyết tranh chấp. Câu 27: Trình bày các nguyên tắc của Bộ luật Lao động nước ta.

A. Bảo vệ người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xây dựng quan hệ lao động mới, hiện đại, phù hợp với tình hình nước ta.

B. Bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động, công đoàn, kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xây dựng quan hệ lao động mới, hiện đại phù hợp với tình hình nước ta. C. Bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động, công đoàn, đại diện tập thể người lao

động, kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xây dựng quan hệ lao động mới, hiện đại phù hợp với tình hình nước ta.

D. Bảo vệ người lao động, người sử dụng lao động, kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xây dựng quan hệ lao động mới hiện đại, phù hợp với tình hình nước ta.

Câu 28: Quan hệ lao động gồm những nhóm quan hệ nào?

A. Làm công ăn lương, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, thanh tra lao động, bồi thường thiệt hại, tìm kiếm việc làm, học nghề.

B. Làm công ăn lương, bảo hiểm xã hội, bồi thường thiệt hại giữa chủ và thợ, tìm kiếm việc làm, học nghề, tranh chấp lao động, thanh tra lao động.

C. Hợp đồng lao động, tiền lương, học nghề, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, thanh tra lao động.

D. Hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động, thanh tra lao động, bồi thường thiệt hại giữa chủ và thợ.

Một phần của tài liệu Trắc nghiệm luật lao động 2022 (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w