CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
5.2. Một số khuyến nghị
5.2.1. Các khuyến nghị đối với ngân hàng thương mại
* Tối đa hóa lợi nhuận khi ngân hàng muốn tăng nợ
Qua kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy lợi nhuận có tác động đồng biến cấu trúc vốn, hay có nghĩa là lợi nhuận ngân hàng tăng thì nợ của ngân hàng tăng, tiền gửi tăng, ngân hàng gia tăng quy mô hoạt động. Như vậy, khi Ngân hàng có lợi nhuận tăng cao thì việc mở rộng quy mô hoạt động, tăng thu hút tiền gửi sẽ thuận lợi hơn, do ngân hàng như tăng niềm tin khi ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận tăng cao. Điều này càng giúp cho năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong giai đoạn thị trường tài chính có mức độ cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu như lợi nhuận là điều hết sức quan trọng đối với các ngân hàng hiện nay. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở các chỉ số như PROF trước tiên là tạo ra cho chính lợi ích của các cổ đông của các ngân hàng, qua đó nâng cao được uy tín của ngân hàng, từ đó thu hút được nguồn tiền gửi trên thị trường được tốt hơn, vừa tạo nên được uy tín trên thị trường huy động tiền gửi giúp thanh khoản của ngân hàng được tốt hơn, ngân hàng mở rộng được quy mô hoạt động hơn.
* Kiểm soát tốc độ tăng trưởng (GROW) của Ngân hàng
Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy tốc độ tăng trường có mối quan hệ ngược chiều với cấu trúc tài chính, hay càng tăng trưởng thì tỷ lệ nợ giảm xuống. Như trên đã phân tích, tăng trưởng càng cao thì các cổ đông có xu hướng gia tăng vốn điều lệ của ngân hàng, tức gia tăng phần góp vốn các cổ đông. Việc gia tăng vốn tự có cho ngân hàng còn có lợi ích đó là đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng, nếu vốn tự có quá thấp sẽ gây nên rủi ro thanh khoản cho ngân hàng, chính vì vậy mà trong chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được NHNN quy định tại Thông tư
13/2010/TT-NHNN thì tỷ lệ này là 9%. Ngoài việc đảm bảo thanh khoản thì việc gia tăng VCSH còn góp phần tăng quy mô, khả năng trên thị trường tài chính, nếu VCSH quá thấp thì việc cạnh tranh với các đối thủ nhất là đến từ các tập đoàn tài chính vững mạnh trên thế giới vốn mạnh về tài chính sẽ rất khó khăn. Như hiện nay đối với một số NHTM CP nhà nước như VBC, Viettinbank, BIDV, xảy ra bất đồng do các ngân hàng này muốn giữ lại phần lợi nhuận để tăng vốn điều lệ, nhưng chính phủ do khó khăn về ngân sách thì lại muốn các ngân hàng này cổ tức bằng tiền.
Vì vậy, Ngân hàng muốn tăng trưởng nhanh cần phải gia tăng việc huy động nguồn vốn từ các thành phần trong nên kinh tế. Tuy nhiên, để việc tăng trưởng nợ cao không làm tăng rủi ro cho Ngân hàng thì các NHTM cần thực hiện đồng thời việc tăng cường huy động vốn để phục vụ tăng trưởng vừa tận dụng lợi thê từ sự tăng trưởng đê tăng VCSH.
* Tăng tài sản bảo đảm của ngân hàng
Tài sản bảo đảm của ngân hàng có quan hệ đồng biến với cấu trúc vốn của ngân hàng. Việc có tài sản của ngân hàng tốt đồng nghĩa với việc vay nợ trên thị trường liên ngân hàng sẽ thuận lợi. Điều này giúp việc quản trị thanh khoản của ngân hàng tốt hơn, yếu tố thanh khoản của ngân hàng là yếu tố khá quan trọng, như trong giai đoạn khủng khoảng nợ xấu của ngân hàng giai đoạn 2012, một số ngân hàng đã bị dẫn đến mất thanh khoản, cực kỳ khó khăn.
* Mở rộng quy mô của ngân hàng phù hợp với tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận đạt được
Quy mô ngân hàng có quan hệ đồng biến với cấu trúc vốn của ngân hàng. Khi ngân hàng mở rộng quy mô, đồng nghĩa việc mở rộng hoạt động kinh doanh, thu hút nhiều tiền gửi hơn, tổng tài sản ngân hàng sẽ tăng lên, quy mô tăng lên. Tuy nhiên việc mở rộng quy mô của ngân hàng phải đảm bảo cân đối giữa nợ và VCSH, để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng.
Nên cân nhắc nhóm các ngân hàng nhỏ, có mức độ cạnh tranh thấp có mức đòn bẩy tài chính thấp nhất; sau đó đến nhóm ngân hàng cỡ trung với mức độ cạnh tranh vừa phải; và cuối cùng, nhóm các ngân hàng lớn, có khả năng cạnh tranh cao,
có tiềm lực kinh tế mạnh, rủi ro phá sản và chi phí đại diện thấp có thể duy trì một tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao nhất.
* Lựa chọn mô hình cấu trúc vốn phù hợp
Qua kết quả phân tích, ta nhận thấy rằng trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2017, các ngân hàng thương mại Việt Nam dường như ngày càng có xu hướng duy trì cấu trúc vốn thâm dụng nợ cao. Đồng thời, nợ ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ phải trả. Như ta đã biết, hoạt động tài chính ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Một sự gia giảm đòn cân nợ cũng có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau (có khi phát triển tốt đẹp, nhưng có khi hệ lụy thương tâm). Và rồi kiệt quệ tài chính (vấn đề rủi ro thanh khoản) xảy ra khi ngân hàng không đủ khả năng để thực hiện những lời hứa cam kết đối với khách hàng hoặc có thể thực hiện nhưng sẽ rất khó khăn. Rõ ràng là đòn bẩy tài chính cao sẽ giúp các ngân hàng kinh doanh hiệu quả hơn, khả năng sinh lời tốt hơn. Tuy nhiên, đi kèm với những hứa hẹn tốt đẹp đó là những hệ lụy khôn lường: mức độ an toàn sụp giảm, quá nhiều rủi ro phát sinh, tình hình tài chính luôn căng thẳng, phức tạp, v.v…Chính vì những lý lẽ trên, các ngân hàng thương mại Việt Nam nên xem xét lựa chọn, cân nhắc đắn đo trước khi thực hiện các quyết định cấu trúc vốn của mình.
* Một số khuyến nghị khác
Ứng dụng các mô hình tài chính trên thế giới cho việc xác định cấu trúc vốn của ngân hàng.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp hoạch định cấu trúc vốn cho doanh nghiệp. Các nhà quản lý ngân hàng có thể nghiên cứu các phương pháp này và lựa chọn, tiếp thu có chọn lọc để ứng dụng vào việc xây dựng cấu trúc vốn cho ngân hàng sao cho phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, các NHTM cũng cần có phương pháp đo lường và cảnh báo sớm tình trạng kiệt quệ tài chính để có những biện pháp đối phó kịp thời tránh cho ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn. Việc sử dụng nợ có thể làm gia tăng tấm
chắn thuế dẫn đến gia tăng giá trị ngân hàng. Nhưng việc sử dụng nợ quá nhiều dẫn đến mất khả năng kiểm soát có thể gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính khiến ngân hàng có nguy cơ mất thanh khoản. Việc đo lường khả năng xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính của ngân hàng sẽ giúp tăng cường khả năng kiểm soát việc nợ của ngân hàng và là dấu hiệu cảnh báo để ngân hàng có sự điều chỉnh cấu trúc vốn cho phù hợp.
Nâng cao vai trò của quản trị tài chính trong ngân hàng
Trước tiên, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào quá trình quản trị tài chính của ngân hàng. Nâng cao vai trò quản trị tài chính ở đây được hiểu theo nghĩa về nhân sự và chất lượng nhân sự có thể đảm nhận vai trò công việc một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng. Kiểm tra nội bộ tốt giúp ngân hàng nhận diện được các rủi ro kinh doanh, rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính của mình. Trên cơ sở đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời trong hoạt động cũng như trong các mục tiêu kế hoạch tài chính của ngân hàng.
Sử dụng các công cụ phòng ngửa rủi ro tài chính. Một trong những công cụ hiệu quả ở đây đó chính là các sản phẩm tài chính phái sinh. Các sản phẩm này là những công cụ hiệu quả bảo vệ ngân hàng khỏi những tổn thất tài chính từ các rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động. Tuy nhiên, hiện tại các sản phẩm phái sinh này ở Việt Nam chưa thực sự phát triển. Một phần nguyên do từ phía khách quan thị trường nhưng cũng một phần nguyên do từ nhận thức của các ngân hàng về các sản phẩm phái sinh tài chính là chưa cao.
5.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng nhà nước cần nâng cao vai trò định hướng trong quản lý nhằm đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại thông qua việc thường xuyên tổng hợp, phân tích thông tin thị trường, đưa ra các nhận định và dự báo khách quan, mang tính khoa học để các ngân hàng thương mại có cơ sở tham khảo, định hướng trong việc phát triển thị trường tín dụng của mình sao cho vừa
đảm bảo phát triển hợp lý, vừa phòng ngừa được rủi ro từ đó khơi thông nguồn vốn cho các doanh nghiệp.
Tiếp đó, Ngân hàng nhà nước cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn. Tránh để tình trạng có những ngân hàng yếu kém gây nhiễu loạn hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng nhà nước cần nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ theo hướng sau:
+Đối với nghiệp vụ thị trường mở: cần được hoàn thiện và sử dụng như một công cụ chủ đạo trong việc điều tiết tiền tệ của Ngân hàng nhà nước theo hướng tăng số lượng phiên giao dịch, số loại giấy tờ có giá được thực hiện giao dịch, số loại kỳ hạn và khối lượng giao dịch để tăng mức thanh khoản cho các ngân hàng TMCP.
+Đối với công cụ dự trữ bắt buộc: cần mở rộng đối tượng tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện một phần dự trữ bắt buộc bằng giấy tờ có giá thay vì bằng tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước để giảm bớt chi phí cho các ngân hàng thương mại và đồng thời thúc đẩy nghiệp vụ thị trường mở phát triển. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cần xem xét vấn đề dự trữ bắt buộc ở nhiều góc độ: một mặt là công cụ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, mặt khác cũng ảnh hưởng lên hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Ngân hàng nhà nước có thể sử dụng công cụ này để kiểm soát tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng TMCP thông qua ba nhóm ngân hàng cụ thể nhóm các ngân hàng nhỏ, có mức độ cạnh tranh thấp có mức đòn bẩy tài chính thấp nhất; sau đó đến nhóm ngân hàng cỡ trung với mức độ cạnh tranh vừa phải; và cuối cùng, nhóm các ngân hàng lớn, có khả năng cạnh tranh cao, có tiềm lực kinh tế mạnh, rủi ro phá sản và chi phí đại diện thấp có thể duy trì một tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao nhất.
+Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu và tiến hành lên lộ trình áp dụng tự do hóa lãi suất và tự do hóa tỷ giá hối đoái để lãi suất và tỷ giá hối đoái thực sự là tín hiệu phản ánh cung cầu về vốn trên thị trường.