Minh họa mệnh đề M&M số II trong môi trường có thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam (Trang 29 - 30)

Chi phí sử dụng vốn rE rU rWACC rD Tỷ số nợ/vốn (D/E)

(Nguồn: Bùi Văn Vần, 2013)

Mệnh đề thứ hai trong trường hợp có thuế cho thấy rõ sự tác động của đòn bẩy tài chính lên chi phí sử dụng vốn. Nói chung, vay nợ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thuế nên làm cho chi phí sử dụng vốn trung bình giảm, mặt khác đòn bẩy tài chính gia tăng làm tăng rủi ro đối với vốn chủ sở hữu nên chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên.

2.2.3. Lý thuyết đánh đổi (Trade off theory)

Khác với thuyết M&M khi cho rằng doanh nghiệp nên vay nhiều nhất có thể,

lý thuyết đánh đổi cho rằng doanh nghiệp nên duy trì cơ cấu nguồn vốn đúng mức.

Các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm và duy trì cơ cấu nguồn vốn mục tiêu thông qua việc

làm cân bằng giữa lợi ích và chi phí của nợ vay. Lợi ích của nợ vay chủ yếu là lá

chắn thuế và chi phí của nợ vay chủ yếu là chi phí kiệt quệ tài chính. Lý thuyết đánh

đổi đã phát triển tiếp và khắc phục được một hạn chế của lý thuyết M&M về cơ cấu vốn khi bổ sung giả định có chi phí kiệt quệ tài chính. Nội dung của lý thuyết đánh

đổi tập trung vào việc xác định cơ cấu vốn mục tiêu, giá trị doanh nghiệp và đi vào giải thích cách hành xử của các doanh nghiệp trong thực tế.

Theo lý thuyết đánh đổi, cơ cấu nguồn vốn mục tiêu là điểm mà tại đó những lợi ích thu được từ việc tăng nợ vay bị triệt tiêu hết bởi chi phí kiệt quệ tài chính phải gánh chịu thêm. Tình trạng kiệt quệ tài chính xảy ra khi doanh nghiệp không đủ khả năng để thực hiện các cam kết cho chủ nợ bởi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thấp hơn tiền lãi vay phải trả. Chi phí kiệt quệ tài chính bao gồm chi phí phá sản và chi phí kiệt quệ tài chính nhưng chưa phá sản. Trong hầu hết các trường hợp kiệt quệ tài chính thường dẫn tới phá sản. Trong quá trình phá sản sẽ phát sinh các khoản chi phí như: Chi phí pháp lý, chi phí hành chính và các khoản thiệt hại do vỡ nợ nên buộc các nhà quản lý bỏ qua các các cơ hội đầu tư có lời (Myers, 1977). Khi doanh nghiệp vay nợ càng nhiều thì các chi phí này càng tăng. Do đó, doanh nghiệp chỉ nên vay nợ đến mức mà khoản lợi thuế từ một đồng vốn vay tăng thêm bằng khoản chi phí kiệt quệ tài chính tăng thêm từ chính việc vay vốn tăng thêm đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)