CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Trần Đình Khôi Nguyên (2006), Capital Structure in small and medium – sized enterprises với các nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng minh GDP có tác động cùng chiều lên đòn bẩy tài chính doanh nghiệp và các ngân hàng.
Nghiên cứu của Lê Đạt Chí “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam” đăng trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 09(19) tháng 3-4/2013 được thực hiện nhằm kiểm định những nhân tố giữ vai trò quan trọng trong quyết định cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2010. Mẫu quan sát gồm 178 công ty phi tài chính được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán ở VN (HOSE và HNX) trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010. Nghiên cứu dựa trên nền tảng các lý thuyết truyền thống về cấu trúc vốn (đánh đổi, trật tự phân hạng và thời điểm thị trường), đồng thời xem xét vấn đề trong khuôn khổ lý thuyết tài chính chính hành vi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhân tố thực sự giữ vai trò quan trọng là thuế (+), lạm phát (-), tỷ số giá trị thị trường trên giá sổ sách (-), đòn bẩy ngành (+), ROA (-) và hành vi nhà quản trị (+). Kết quả cho thấy việc hoạch định cấu trúc vốn của các công ty trong giai đoạn này không có tương quan đáng kể với lý thuyết đánh đổi nhưng lại có tương quan mạnh với lý thuyết trật tự phân hạng.
Bài nghiên cứu “Các nhân tố tác động tới cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm tác giả là thạc sỹ
Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 18(58) tháng 9-10/2014. Bài viết sử dụng phương pháp ước lượng các yếu tố không ngẫu nhiên (FEM – Fixed Effect Model) với 10 nhân tố được đưa vào mô hình gồm có: Quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, sự tăng trưởng của doanh nghiệp, đặc điểm riêng của tài sản, tài sản cố định hữu hình, tính thanh khoản của tài sản, điều kiện của thị trường chứng khoán, thuế, điều kiện thị trường nợ. Dữ liệu được thu thập từ 180 công ty phi tài chính niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010 – 2013. Kết quả cho thấy có 3 nhân tố tác động mạnh đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong giai đoạn này là: Quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi và thuế. Trong đó quy mô doanh nghiệp có tương quan cùng chiều, còn thuế và khả năng sinh lợi có tương quan ngược chiều với cấu trúc vốn.
Lê Thị Tuấn Nghĩa và Phạm Mạnh Hùng (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại và một số khuyến nghị. Nghiên cứu lựa chọn 22 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2009-2014 với biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính và các biến độc lập là quy mô ngân hàng, khả năng sinh lời, khả năng tăng trưởng, giá trị tài sản thế chấp. Và kết quả nghiên cứu của tác giả cũng khẳng định các nhân tố trên có ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng.
Nghiên cứu của Lê Thị Minh Nguyên (2016), Trường Đại học Văn Hiến “Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn: Một nghiên cứu trong ngành xi măng Việt Nam” được thực hiện với mẫu quan sát bao gồm 17 doanh nghiệp ngành xi măng được niêm yết trên trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2007-2013. Kết quả cho thấy: Khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán, tuổi doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà nước và lá chắn thuế khấu hao có mối tương quan không đồng thuận với tỷ lệ nợ, giá trị các yếu tố này càng cao thì tỷ lệ nợ càng thấp và ngược lại. Quy mô của doanh nghiệp, cấu trúc tài sản cố định hữu hình có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ. Nghiên cứu một lần nữa minh chứng cho lý thuyết trật tự phân hạng, và làm cơ sở cho các nhà quản trị tài chính xây dựng cấu trúc vốn hợp lý cho doanh nghiệp.
Trần Hùng Sơn & Trần Viết Hoàng (2008), Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Bài viết này phân tích mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với cơ cấu vốn.
Nguyễn Thị Nhung và các cộng sự (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, kiểm định tại thị trường Việt Nam. Với bộ số liệu 103 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE từ năm 2007 tới năm 2013, bài viết đưa ra Biến phụ thuộc là DE (Tỷ lệ nợ / Tổng tài sản) và các biến phụ thuộc là Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), được tính bằng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, Quy mô doanh nghiệp (SIZE), được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản – ln(TTS), tỷ lệ Tài sản hữu hình/Tổng tài sản (TANG), Tính thanh khoản (LIQUIDITY), được tính bằng tổng tài sản ngắn hạn trên tổng nợ ngắn hạn, Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX). Và đưa ra kết luận: Các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ lệ lạm phát, chỉ số VN-index tác động mạnh đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam, đặc điểm ngành tác động quan trọng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp tác động mạnh và có tương quan thuận với tỷ lệ nợ, tài sản cố định hữu hình có tương quan thuận với tỷ lệ nợ, tuy nhiên hầu như rất ít tác động đến tỷ lệ nợ, chỉ tác động mạnh mẽ đến cấu trúc vốn của ngành bất động sản, thuế có mối tương quan nghịch với tỷ lệ nợ, tuy nhiên hầu như không tác động đến cấu trúc vốn, tính thanh khoản tác động rất mạnh đến tỷ lệ nợ, đối với các doanh nghiệp Việt thì tính thanh khoản có tác động nghịch.
Phạm Tuấn Anh và Nguyễn Chí Đức (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua việc áp dụng mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) cho dữ liệu bảng.