Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại

2.4.1. Các nhân tố bên trong

- Quy mô của NH: NH có quy mô lớn thường có tiềm lực tài chính vững chắc, những NH này thường thực hiện đa dạng hoá đầu tư để phân tán rủi ro và tăng hiệu quả đầu tư. NH quy mô lớn có uy tín cao, có giá trị thương hiệu lớn, dễ dàng tiếp cận thị trường huy động vốn và thị trường tín dụng, thuận lợi trong việc huy động nợ vay... nên những NH này có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay hơn để có lợi nhiều hơn từ tấm chắn thuế. Do đó, về mặt lý thuyết thì NH có quy mô lớn có thể duy trì một hệ số nợ cao, cơ cấu nguồn vốn nghiêng về vốn vay. Như vậy, quy mô của NH ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nợ vay của NH, từ đó ảnh hưởng tới cơ cấu nguồn vốn của NH. Nghiên cứu của Phạm Tuấn Anh và Nguyễn Chí Đức (2016),

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam đều cho thấy quy mô NH có mối quan hệ thuận chiều với hệ số nợ.

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các nhà quản trị doanh nghiệp có xu hướng ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội tại trước rồi mới đến các nguồn vốn vay nợ từ bên ngoài. Ngoài ra, các doanh nghiệp nói chung và trong đó có ngành ngân hàng nói riêng có lời thường không thích huy động thêm vốn chủ sở hữu nhằm tránh việc pha loãng quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có lời sẽ ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại để đầu tư trước tiên, do đó có tỷ lệ nợ vay thấp. Các nghiên cứu thực nghiệm của Titman và Wessels (1988), Rajan và Zingales (1995) cho thấy hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ suất nợ ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ở các nước đang phát triển, nhất là các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, vấn đề bất cân xứng thông tin càng trầm trọng, vì thế các nhà quản trị có xu hướng giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho tài sản của mình. Các nghiên cứu ở các thị trường đang phát triển như Trung Quốc, Pakistan của Huang và Song (2006) và Qayyum (2013) đã chứng minh điều này.

- Tài sản bảo đảm của NH: Khi ngân hàng có tài sản chiếm tỷ trọng lớn, NH có cơ hội cầm cố các tài sản này để tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài như vay NHTW, các NHTM khác. Đối với tài sản cố định hữu hình ngân hàng cũng có khi bán tất cả hoặc một phần phương tiện văn phòng của mình và thuê lại từ một chủ mới để phục vụ cho hoạt động của mình, khi đó ngân hàng sẽ thu về những dòng tiền mặt lớn và củng cố sức mạnh của mình (Peter S.Rose, 1998). Hơn nữa, giá trị thanh lý của NH cũng tăng lên khi có tài sản cố định hữu hình và giảm thiệt hại trong trường hợp NH phá sản. Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) và Rajan và Zingales (1995) cho thấy tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với đòn bẩy tài chính ở các nước phát triển, nghiên cứu của Chen (2004) cho thấy đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với tài sản cố định hữu hình tại Trung Quốc.

- Tốc độ tăng trưởng:

Theo thuyết định thời điểm thị trường, công ty và NH niêm yết trên TTCK thường phát hành cổ phiếu thay vì phát hành nợ khi giá thị trường của cổ phiếu tăng, cao hơn so với giá trị sổ sách và ngược lại. Điều đó có nghĩa là, các NH có triển vọng tăng trưởng (giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu cao)

thường dựa vào tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Theo Berger & Patti(2006), nếu một công ty có đòn bẩy tài chính cao thì các cổ đông của công ty có khuynh hướng không đầu tư nhiều vào các dự án của công ty bởi vì lợi nhuận từ các khoản đầu tư sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là các cổ đông. Những chi phí như vậy là rất đáng kể, và nếu như vậy các công ty tăng trưởng cao với nhiều dự án sinh lời thường dựa vào VCSH nhiều hơn nợ vay. Do vậy đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ nghịch (-) với cơ hội tăng trưởng.

Mặt khác, khi doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng có cơ hội tăng trưởng cao, thì nhu cầu vốn lớn. Nguồn vốn nội bộ thường chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu vốn, do đó phải sử dụng thêm nguồn vốn bên ngoài. Theo thuyết trật tự phân hạng khi đó doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nợ hơn vốn cổ phần. Khi doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng thấp, doanh nghiệp sẽ dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh đòi hỏi phải vay nợ, vì khi đòn bẩy tài chính cao rủi ro có thể gặp phải sẽ lớn. Giai đoạn này doanh nghiệp cần sự an toàn nên doanh nghiệp ưu tiên sử dụng vốn cổ phần hơn nợ. Do đó, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với cơ hội tăng trưởng. Nghiên cứu của Qayyum (2013) tại các doanh nghiệp ngành xi măng ở thị trường Pakistan đã cho thấy điều đó. Tại Việt Nam, nghiên cứu của của tác giả Phạm Tuấn Anh về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng cho kết quả đòn bẩy tài chính có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với cơ hội tăng trưởng.

Từ thực tế trên đây, luận văn sẽ kiểm chứng mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và cơ hội tăng trưởng (được đo lường bằng hệ số giá thị trường/giá trị sổ sách P/B của doanh nghiệp) tại thị trường Việt Nam đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngành ngân hàng.

- Rủi ro kinh doanh:

Tổng rủi ro có hệ thống của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính (Trần Thị Thanh Tú, 2006, tr.47). Rủi ro kinh doanh sẽ phụ thuộc vào việc đa dạng hóa tài sản và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phụ thuộc vào cơ cấu vốn. Với mức rủi ro kinh doanh cho trước (chi phí nợ đã được xác định), bộ phận thứ hai là rủi ro tài chính sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào

chính sách tài chính của doanh nghiệp. Chi phí VCSH sẽ tăng khi doanh nghiệp sử dụng thêm nợ, vì rủi ro tài chính đối với VCSH tăng.

Theo Jan và Mateus (2008) đã nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa đòn bẩy tài chính và hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ, sử dụng các thông số đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên quan điểm lý thuyết chi phí trung gian. Các tác giả đã kết luận rằng, đòn bẩy tài chính cao có mối quan hệ thuận chiều với tính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Rủi ro kinh doanh là sự dao động hay không chắc chắn của lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT). Những doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao phải đối mặt với mối lo về nguy cơ thua lỗ và phá sản cao. Doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao có xu hướng giảm nợ vay, nghĩa là giảm rủi ro tài chính để giảm rủi ro tổng thể của doanh nghiệp. Do đó, cơ cấu vốn của doanh nghiệp thiên về VCSH.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)