2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂNHÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CH
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngânhàng TMCP Công thương Việt Nam –
Nam – Chi nhánh Gia Lai
Trong năm 2016, kinh tế thế giới phục hồi chậm và đối mặt với nhiều rủi ro, tác động tới đà phát triển của kinh tế Việt Nam. Năm 2016 cũng là một năm nhiều khó khăn thách thức của Vietinbank CN Gia Lai: nền kinh tế tỉnh nhà chưa thoát khỏi khó khăn; hạn hán kéo dài ở các huyện; Chi nhánh đón tiếp nhiều đoàn thanh tra kiểm tra nội ngoại ngành….Trên cơ sở các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh và sự chỉ đạo điều hành của Hội sở chính, với sự điều hành của Ban lãnh đạo và nỗ lực của tập thể CBCNV, chi nhánh đã vượt qua khó khăn, thách thức, vươn lên và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn 2011-2016.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh của Vietinbank CN Gia Lai Đơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Nguồn vốn huy động 1,623 2,004 2,813 2,466 3,182 3,334 -Thị phần huy động vốn 8.6% 12.0% 8.2% 7.8% 9% 9.3% Dư nợ cho vay 2,835 3,396 4,440 5,637 8,522 9,593 - Thị phần dư nợ 10.3% 11.0% 12.1% 13.0% 15.3% 14.4% - Dư nợ có TSBĐ 96.2% 92.1% 95.1% 94.3% 96.9% 96.9% - Dư nợ không có TSBĐ 3.8% 7.9% 4.9% 5.7% 3.1% 3.1% - Tỷ lệ nợ xấu 0.010% 0.096% 0.056% 0% 0.022% 0.130% Tổng thu nhập 749 743 691 884 956 1,157 - Tổng thu dịch vụ 7.7 9.4 11.3 13.9 16.6 17.4 - Thu từ hoạt động tín dụng và điều chuyển vốn 492 467 598 748 874 1,100 Tổng chi phí 687 662 599 748 768 904 - Chi trả lãi vàđiều chuyển
vốn 595 564 508 599 614 779
- Chi dự phòng rủi ro 7 15 8 13 22 11 Tổng lợi nhuận 61.485 80.703 91.759 136.215 187.273 252.649
Nhìn vào bảng 2.1, có thể thấy các chỉ tiêu thực hiện của Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Gia Lai tăng đều qua các năm cụ thể như sau:
Về nguồn vốn huy động: Tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm ngoài trừ
năm 2014 (do sụt giảm nguồn nghiêm trọng từ các tổ chức lớn). Đặc biệt là năm 2013 với nguồn vốn tăng 40% so với năm 2012 một phần do thuận lợi từ giá nông sản cao với các năm trước tạo nguồn thu nhập dư dả cho các hộ nông dân và nhận được sự ủng hộ lớn từ trụ sở chính (đơn vị SCIC). Tốc độ tăng trưởng nguồn huy động trung bình giai đoạn này đạt 17%/năm.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn huy động của Vietinbank CN Gia Lai
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Vietinbank – Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2013-2016)
Biểu đồ 2.1 minh họa xu hướng chuyển dịch cơ cấu nguồn huy động vốn từ đối tượng KHDNL sang KHCN và nguồn khác. Lý do của sự chuyển dịch này là do chi nhánh khai thác mảng bán lẻ và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, các công ty cao su bị ảnh hưởng do giá nông sản bấp bênh. Ngoài ra, chi nhánh còn đặt được quan hệ tốt với các đơn vị tổ chức lớn như bảo hiểm, quỹ đất, quỹ rừng...và có sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo trụ sở chính về nguồn huy động.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
Tiền gửi KHDNL Tiền gửi KHDNVVN
Tiền gửi KHCN Tiền gửi ATM Tiền gửi khác
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tuy nguồn vốn tăng đều qua các năm nhưng chi nhánh vẫn chưa chiếm được thị phần lớn trên địa bàn tỉnh (cao nhất là 12% năm 2012), hiện tại chi nhánh đang xếp thứ 4 sau ba ngân hàng lớn là BIDV, Agribank và Vietcombank.
Về dư nợ cho vay: Cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận của
chi nhánh và là thế mạnh của Vietinbank CN Gia Lai. Tốc độ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2011-2016 đạt trung bình 28%/năm, cao so với tốc độ tăng trưởng trung bình trong hệ thống Vietinbank và các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tỷ trọng cho vay có TSBĐ đạt mức cao, chiếm 92-97% dư nợ.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ của Vietinbank CN Gia Lai
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Vietinbank – Chi nhánh Gia Lai giai đoạn 2012-2016)
Nhìn vào biểu đồ 2.2 có thể thấy, cơ cấu dư nợ của chi nhánh các năm trở về đây duy trì ổn định, theo đúng định hướng của chi nhánh đề ra trong giai đoạn này.
Tuy tốc độ tăng trưởng dư nợ rất tốt nhưng dư nợ của chi nhánh trong giai đoạn này chỉ mới duy trì ở mức 10-15% thị phần trong toàn tỉnh. Hiện tại, Vietinbank CN Gia Lai xếp thứ 4 sau BIDV (30%), Agribank (21%) và Vietcombank (16%). Điểm mạnh của chi nhánh là duy trì tỷ lệ nợ xấu rất thấp (dưới 0.14%) so với toàn hệ thống
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Khối KHBL Khối KHDNL Khối KHDNVVN
Vietinbank (dưới 1%) và so với các ngân hàng trong tỉnh (năm 2016 toàn tỉnh có tỷ lệ nợ xấu là 0.57%).
Về lợi nhuận: chi nhánh luôn đạt mức lợi nhuận tăng đều qua các năm. Từ mức
lợi nhuận 61 tỷ đồng vào năm 2011, tăng lên 252 tỷ đồng vào năm 2016. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn này đạt trung bình 33%/năm. Trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là năm 2014, tăng 48% so với năm 2013. Đây là năm đánh dấu mốc 15 năm xây dựng và phát triển của chi nhánh, nên toàn thể ban lãnh đạo và CBCNV đã nỗ lực hết sức hoàn thành tốt mọi hoạt động để chào mừng sự kiện lớn này. Nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động tín dụng và điều chuyển vốn, chiếm trên tỷ lệ từ 66% năm 2011 lên 95% năm 2016. Nguồn chi trả lãi và điều chuyển vốn lại duy trì ổn định ở mức 80-87% tổng chi phí, mức chi dự phòng rủi ro hàng năm đạt thấp. Trong cơ cấu thu nhập của chi nhánh, thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng và điều chuyển vốn chiếm tỷ trọng lớn, còn thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ khác lại chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn. Có thể nói, Vietinbank CN Gia Lai đang lệ thuộc nhiều vào dịch vụ huy động vốn và tín dụng, trong khi các dịch vụ khác chưa được khai thác triệt để. Đây cũng là tình trạng chung của hầu hết các NHTM tại Việt Nam.
Qua những kết quả nêu trên có thể thấy, trong giai đoạn 2011-2016, Vietinbank CN Gia Lai đã có những nỗ lực không ngừng trong quá trình hoạt động. Với hiệu quả kinh doanh tương đối cao, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát, Vietinbank CN Gia Lai được đánh giá là một trong những chi nhánh có kết quả hoạt động tốt nhất trong hệ thống.