2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂNHÀNG
2.3.3.1 Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô
- Cơ sở pháp lý, chính sách của chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước:
Công tác tổ chức phát hành và thanh toán thẻ vẫn còn thiếu hệ thống văn bản và quy phạm pháp luật thẻ, chưa bắt kịp sự phát triển. Từ phía cơ quan quản lý nhà nước, các quy định của luật pháp về phòng chống rủi ro thẻ chưa cụ thể, chưa có đủ cơ sở pháp lý riêng điều chỉnh các tranh chấp trong lĩnh vực thẻ, thiếu các chế tài nghiêm ngặt bảo vệ người tiêu dùng, trừng phạt kẻ xấu lợi dụng cơ chế để trục lợi. Thiếu sự đồng bộ về các quy trình, chuẩn mực kỹ thuật giữa các ngân hàng liên kết và hiện nay cũng chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về quy định chung, thống nhất giữa các ngân hàng. Có thể thấy, việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thẻ chưa được quan tâm đúng mức.
- Tăng trưởng kinh tế và văn hóa - xã hội: Gia Lai là một tỉnh còn nghèo, dân
số không nhiều, người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (khoảng 45% với 34 dân tộc). Thêm vào đó, trình độ dân trí chưa cao, cũng không đồng đều, một bộ phận dân cư khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng, cơ hội sử dụng các phương tiện thay thế tiền mặt không nhiều, đặc biệt ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi không có các tiện ích của dịch vụ ngân hàng. Cho nên, người dân còn lúng túng, e ngại trong việc sử dụng thẻ. Địa bàn khó khăn gặp nhiều thiên tai, cơ sở hạ tầng kém hấp dẫn so với tình hình chung của các tỉnh khác. Địa phương ít khu công nghiệp chuyên sâu, trình độ công nghệ cao, ít doanh nghiệp tầm cỡ, vốn đầu tư nước ngoài, ít trường Cao đẳng, đại học.
- Tâm lý sử dụng tiền mặt: Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển thị trường
thẻ là tâm lý ưa chuộng tiền mặt, ngại tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng từ lâu đã bén rễ thành thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam. Theo Trưởng đại diện Visa Gordon Cooper, ở Việt Nam tiền mặt vẫn là vua, với hơn 90% chi tiêu. Doanh số rút tiền mặt tại
thức trả lương chủ yếu vẫn bằng tiền mặt. Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên, giáp Campuchia, với nhiều đồng bào dân tộc trình độ dân trí thấp, dễ bị lợi dụng, mua chuộc, dụ dỗ dễ gây nên bất ổn chính trị. Nên người dân thường cất giữ tài sản dưới dạng tiền mặt, mua vàng hoặc mua sắm bất động sản ngoại tỉnh... nên tần suất sử dụng thẻ bị thu hẹp.
Khách hàng chưa có thói quen sử dụng thẻ, còn e ngại khi tiếp xúc với máy móc, gặp rắc rối khi sử dụng thẻ do chủ thẻ chưa có thói quen đảm bảo an toàn cho thẻ của mình: thường hay để cho người khác cầm sử dụng thẻ thay mình, hoặc có thói quen lấy ngày sinh, số xe, số điện thoại làm số PIN nên khi mất cắp, trong đó có thẻ ATM, kèm theo giấy tờ tùy thân dễ bị kẻ gian lợi dụng. Ngoài ra, phần lớn các chủ thẻ thường không đọc kỹ các hợp đồng dịch vụ sử dụng thẻ, hóa đơn thanh toán, giấy hướng dẫn sử dụng thẻ ATM nên dễ gặp rắc rối trong quá trình sử dụng thẻ gây nên tâm lý ngại dùng dịch vụ thẻ.
- Mức độ cạnh tranh gay gắt: Hiện tại, toàn tỉnh có 18 NHTM phát hành thẻ,
trong đó có một số NHTM nhà nước có lợi thế: lịch sử thành lập lâu đời, quy mô lớn mạnh như Agribank, BIDV. Một số các ngân hàng khác lại có mức độ chi đầu tư lớn cho dịch vụ thẻ, hoặc chính sách Marketing rất tốt và hiệu quả như: Vietcombank, Sacombank... hoặc có đội ngũ cán bộ, nhân viên năng động, xông xáo, nhiệt tình như: ACB, NH TMCP Quân đội, NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam, NH Việt Nam Thịnh Vượng...khiến cho áp lực cạnh tranh rất lớn. Các Ngân hàng có Tổ thẻ tiếp thị tới tận tay khách hàng, phong cách chuyên nghiệp. Trong khi tại chi nhánh, các cán bộ đang làm thẻ còn kiêm thêm nhiều nhiệm vụ khác. Điều này buộc Vietinbank CN Gia Lai phải cố gắng nhiều hơn nữa trong công tác phát triển dịch vụ thẻ về mọi mặt.