Kinh tế biển và hải đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo việt nam (Trang 40 - 43)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Kinh tế biển và hải đảo

2.2.1. Khái niệm kinh tế biển và hải đảo

Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. (Luật biển Việt Nam số 18/2012/QH13)

Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước. Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. (Luật biển Việt Nam số 18/2012/QH13)

Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 "Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020". Kinh tế biển hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác biển. Cụ thể:

Thứ nhất, các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu bao gồm: Kinh tế hàng hải; Hải sản; Khai thác dầu khí ngoài khơi; Du lịch biển; Làm muối; Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và Kinh tế đảo.

Thứ hai, các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biển nhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: Đóng và sửa chữa tàu biển; Công nghiệp chế biến dầu, khí; Công nghiệp chế biến thủy, hải sản; Cung cấp dịch vụ biển; Thông tin liên lạc biển; Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển; Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển và Điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển.

2.2.2. Vị trí của kinh tế biển và hải đảo

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6 năm 1996) xác định: "Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển, ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc". (Đảng Cộng sản Việt Nam 1996)

Tại Đại hội IX (tháng 4 năm 2001), Đảng ta chủ trương: "Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2 thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh nuôi, trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển."(Đảng Cộng sản Việt Nam 2001)

Đại hội X (tháng 4 năm 2006), Đảng ta khẳng định: "Phát triển mạnh kinh tế biển vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm với những ngành có lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế. Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch biển, đảo. Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ bổ trợ. Hình thành một số hành lang kinh tế ven biển. Nhanh chóng phát triển kinh tế - xã hội ở các hải đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh."(Đảng Cộng sản Việt Nam 2006)

Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 "Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020", trong đó nhấn mạnh "Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương".

Đại hội XI của Đảng (tháng 1 năm 2011) thông qua nhấn mạnh "Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển. Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, đóng tàu, xi-măng, chế biến thủy sản chất lượng cao...Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo

thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải...phát triển cảng biển, dịch vụ cảng và vận tải biển, sông - biển; phát triển các đội tàu, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển...Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo." (Đảng Cộng sản Việt Nam 2011)

Luật biển Việt Nam số 18/2012/QH13 xác định ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển sau đây:

1) Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển;

2) Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác;

3) Du lịch biển và kinh tế đảo;

4) Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản;

5) Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển;

6) Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.

Luật biển Việt Nam số 18/2012/QH13 nhà nước khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển:

1) Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lưới hậu cần biển, phát triển kinh tế các huyện đảo; có chính sách ưu đãi để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư sinh sống trên các đảo.

2) Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh phát triển trên các đảo.

3) Nhà nước khuyến khích, ưu đãi về thuế, vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tăng cường hoạt động ngư nghiệp và các hoạt động khác trên biển, đảo; bảo vệ hoạt động của nhân dân trên biển, đảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)