Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế biển và hải đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo việt nam (Trang 46 - 50)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế biển và hải đảo

Nhóm nhân tố thuộc về môi trƣờng vĩ mô

Thứ nhất, quy định, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế biển (trong đó có kinh tế biển và hải đảo).

Thể chế chính sách, pháp luật của Nhà nước là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo của chính quyền cấp tỉnh. Bởi vì thể chế chính sách, pháp luật của Nhà nước xác định đối tượng tham gia, đối tượng điều chỉnh với những tiêu chí và điều kiện cụ thể. Các chính sách của chính quyền cấp tỉnh phải được xây dựng trên cơ sở pháp luật, chính sách của Trương ương. Trên cơ sở được Trung ương ủy quyền, phân cấp về tỉnh, chính quyền tỉnh xây dựng và hoàn thiện chính sách dựa vào thực tiễn của tỉnh.

Thứ hai, thực trạng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Đây là yếu tố cho thấy những thuận lợi hoặc khó khăn đối với sự phát triển của các hoạt động kinh tế biển và hải đảo. Thực trạng sức khỏe của nền kinh tế ảnh hưởng đến khả năng nguồn lực Nhà nước dùng để đầu tư cho các hoạt động kinh tế,

ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng phát triển của các hoạt động kinh tế. Đối với nhân tố xã hội thì đây là nhân tố thường biến đổi hoặc thay đổi dần dần theo thời gian nên đôi khi khó nhận biết nhưng lại quy định các đặc tính của thị trường mà Nhà nước cần phải tính đến trong công tác quản lý nền kinh tế. Vì vậy mà khi xây dựng và thực thi các chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, chính quyền cấp tỉnh phải chú ý đến tác động của các nhân tố trên.

Thứ ba, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ.

Trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, việc ứng dụng các thành tựu khoa học và chuyển giao công nghệ cao diễn ra mạnh mẽ và có xu hướng ngày càng tăng. Sự phát triển của các quốc gia không chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc sức lao động giản đơn mà còn phải dựa vào tri thức khoa học và công nghệ, một nguồn lực có khả năng tái tạo; một yếu tố đầu vào quan trọng của hệ thống sản xuất kinh doanh - quản lý, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của mỗi quốc gia. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thành công cũng cần có một hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền phát thông tin một cách chính xác, đầy đủ nhanh chóng hiệu quả về thị trường và đối thủ cạnh tranh.

Nhóm nhân tố thuộc về chính quyền địa phƣơng

Thứ nhất, chiến luợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển và hải đảo của địa phương.

Đây là những công cụ cơ bản, đóng vai trò định hướng dài hạn và xác định các mục tiêu trung hạn, để phát triển kinh tế biển và hải đảo của địa phương. Nó thể hiện quan điểm, ý chí, mục tiêu định hướng phát triển cho mỗi thời kỳ, hoặc các bước đi cụ thể của địa phương đối với mảng kinh tế biển và hải đảo. Do đó, đây chính là căn cứ hình thành các chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo của địa phương.

Thứ hai, năng lực hoạch định và tổ chức thực thi chính sách.

Yếu tố này chính là năng lực của đội ngũ cán bộ hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo của địa phương. Chính vì vậy, hiệu lực, hiệu quả của chính sách có cao hay không sẽ phục thuộc rất lớn vào năng

lực của đội ngũ cán bộ này. Qua đó cũng thấy được tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế của chính quyền địa phương đối với hiệu lực, hiệu quả của các chính sách.

Thứ ba, nguồn kinh phí thực thi chính sách.

Việc thực thi chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo của tỉnh đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định. Trong quá trình thực thi chính sách, chính quyền các cấp trong tỉnh cần khai thác triệt để các nguồn đầu tư, không chỉ sử dụng kinh phí ngân sách địa phương mà cần khai thác các nguồn kinh phí ngoài nhà nước. Ngay từ khi xây dựng và thông qua chính sách phải dự tính trước các nguồn kinh phí cả về mặt số lượng cũng như các nguồn đầu tư.

Thứ tư, năng lực sử dụng và lựa chọn công cụ của chính sách.

Các công cụ của chính sách bao gồm các công cụ hành chính, tổ chức, công cụ tài chính và các kỹ thuật nghiệp vụ chính sách. Nếu thiếu một trong những công cụ này thì chính sách rất khó có thể đi vào thực tiễn. Vì thế, việc lựa chọn, sử dụng, đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách giữ một vai trò quan trọng trong tổ chức thực thi thành công chính sách.

Nhóm nhân tố thuộc về các tổ chức kinh tế

Thứ nhất, năng lực quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đây là yếu tố đủ để đảm bảo các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương phát huy hết tác dụng. Nếu chủ doanh nghiệp có khả năng quản lý tốt thì doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội kinh doanh, cơ hội tiếp cận các nguồn lực giá rẻ do được hỗ trợ từ phía các chính quyền địa phương để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.

Thứ hai, tiềm lực của các tổ chức kinh tế.

Đây cũng là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho tổ chức kinh tế có thể tận dụng được các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương. Tiềm lực của các tổ chức kinh tế bao gồm các yếu tố như: năng lực tài chính, nguồn nhân lực, năng lực cơ sở vật chất, năng lực nghiên cứu và phát triển.

Thứ ba, ý thức của các tổ chức kinh tế đối với chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo của địa phương.

Mỗi chính sách công đều có những tác động ngoại lai, tức là có thể có một bộ phận những người bị thiệt hại khi chính quyền tổ chức thực thi một chính sách công nào đó. Do đó, nếu chính quyền địa phương không giải quyết được những mâu thuẫn này có thể dẫn đến khả năng xảy ra những hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến sự thành công của chính sách trên thực tế.

Thứ tư, sự cạnh tranh giữa các tổ chức kinh tế.

Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các tổ chức kinh tế nhằm giành lấy những vị thế lợi hơn trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Do đó, vì lợi nhuận, các tổ chức kinh tế có thể sử dụng các hình thức cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí có thể gây méo mó thị trường, từ đó ảnh hưởng xấu đến kết quả của các chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo của chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo việt nam (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)