Tiêu chí đánh giá sự phát triển của kinh tế biển và hải đảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo việt nam (Trang 45 - 46)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của kinh tế biển và hải đảo

Giá trị sản xuất GO (Gross Output) là tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của các ngành sản xuất và dịch vụ được tạo ra do kết quả hoạt động kinh tế trong khoảng thời gian nhất định.

Thống kê chỉ tiêu GO nhằm mục đích tổng hợp, đánh giá kết quả sản xuất của các ngành kinh tế biển và hải đảo trong một thời kỳ nhất định; là căn cứ để tính chỉ tiêu giá trị gia tăng thêm của các ngành kinh tế theo giá thực tế và giá so sánh theo phương pháp sản xuất, phục vụ tính cơ cấu ngành kinh tế (theo giá thực tế) và tốc độ tăng, giảm (theo giá so sánh).

Tiêu chí giá trị gia tăng trong phát triển các ngành kinh tế biển và hải đảo Giá trị tăng thêm (VA): Giá trị tăng thêm của toàn bộ hoạt động kinh tế của một quốc gia, địa phương là toàn bộ giá trị mới do lao động trong các ngành của nền kinh tế sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 01 năm) và khấu hao tài sản cố định.

Giá trị gia tăng (VA) là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất phản ánh chất lượng tăng trưởng. Thông thường hay sử dụng một chỉ tiêu tương đối là tỷ lệ giữa giá trị gia tăng (VA) và giá trị sản xuất (GO) để so sánh và đánh giá mức độ giá trị gia tăng của sản xuất của các ngành kinh tế. Tỷ lệ VA/GO càng cao thì mức độ phát triển của các ngành kinh tế càng cao và ngược lại.

Hiệu quả của sản xuất của các ngành kinh tế thể hiện ở giá trị tăng thêm (VA) mà nó tạo ra cho nền kinh tế, của các ngành kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, ổn định, nhưng giá trị gia tăng thấp thì cũng không thể coi là phát triển được vì như

vậy, việc sử dụng các nguồn lực và yếu tố đầu vào là không có hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác của xã hội.

Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế biển và hải đảo

Tốc độ tăng trưởng là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá mặt lượng của sự phát triển các ngành kinh tế biển và hải đảo, tốc độ tăng trưởng phản ánh sự gia tăng về quy mô của tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau so với năm trước và giữa các thời kỳ với nhau của các ngành kinh tế biển và hải đảo.

Kết quả hoạt động của tổ chức kinh tế trong các ngành kinh tế biển và hải đảo Các chỉ tiêu cụ thể: tổng doanh thu; tổng giá trị gia tăng; tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng doanh thu; kim ngạch xuất khẩu.

Sự đóng góp của các ngành kinh tế biển và hải đảo cho ngân sách địa phương; quy mô và tỷ lệ thu ngân sách địa phương từ các ngành kinh tế biển và hải đảo; số lượng và chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của địa phương có các dự án đầu tư phát triển các ngành kinh tế biển và hải đảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo việt nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)