3.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
3.1.1. Dữ liệu sơ cấp
Tôi phỏng vấn 10 chuyên gia thuộc các ngân hàng có cho vay theo nghị định 67 của Chính phủ, chủ yếu là các chuyên gia của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng cho phát triển kinh tế biển đảo. Sau đó tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia để hình thành bảng hỏi và tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của 200 cán bộ, nhân viên tín dụng Agribank có cho vay theo nghị định 67 của Chính phủ trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố ven biển (có 28 tỉnh, thành phố ven biển). Nội dung khảo sát nhằm biết được mức điểm đánh giá của các cán bộ, nhân viên tín dụng về thực trạng hiện nay của từng nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng để phát triển kinh tế biển đảo cụ thể là nghị định 67 của Chính phủ: chính sách tín dụng; quy trình, quy chế tín dụng; công tác tổ chức; chất lượng nhân sự; năng lực quản trị; trang thiết bị công nghệ; thông tin tín dụng; kiểm tra và kiểm soát nội bộ; huy động vốn. Đồng thời qua kết quả khảo sát sẽ có thể tiến hành phân tích số liệu bằng phần mềm phân tích thống kê để đưa ra kết luận về thực trạng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTD để phát triển kinh tế biển đảo. Từ 200 phiếu phát ra, số phiếu thu vào hợp lệ là 190 phiếu, kết quả khảo sát được tổng hợp bằng phần mềm Excel trước khi đưa vào phầm mềm SPSS để phân tích.
Để tiến hành khảo sát cán bộ tín dụng tại các ngân hàng, tôi tiến hành xây dựng thang đo, sử dụng thao đo Likert: là một dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì nó cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc. Thông thường thang đo khoảng có dạng là một dãy các chữ số liên tục và đều đặn từ 1 đến 5, từ 1 đến 7 hay từ 1 đến 10. Dãy số này có 2 cực ở 2 đầu thể hiện 2 trạng thái đối nghịch nhau. Ví dụ: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Thuộc nhóm thang đo theo tỷ lệ phân cấp, được biểu hiện bằng các con số để phân cấp
theo mức độ tăng dần hay giảm dần từ không đồng ý đến đồng ý hay ngược lại. Từ đây sẽ đánh giá được mức độ đồng ý của cán bộ về các câu hỏi mà tác giả đã đưa ra khảo sát.
3.1.2. Dữ liệu thứ cấp
Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về nâng cao CLTD để phát triển kinh tế biển đảo dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách, tạp chí, bài báo, trang web, số liệu cơ quan thống kê, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các báo cáo tài chính của các ngân hàng giai đoạn 2014-2017.
3.2. Phƣơng pháp phân tính, thu thập dữ liệu
3.2.1. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp
Phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận. Phương pháp phân tích hồi quy.
3.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
Trong quá trình nghiên cứu, các thông tin báo cáo về tình hình chất lượng tín dụng để phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam được tôi thu thập dưới dạng các báo cáo tổng hợp được các ngân hàng công bố. Các số liệu được tôi chọn lọc, xử lý và đưa vào nghiên cứu này dưới dạng các bảng biểu, hình. Nội dung phân tích các số liệu này bao gồm phân tích so sánh giá trị giữa các giai đoạn, ở đây là theo từng năm.
3.2.3. Quy trình nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu thực hiện tiếp các bước chi tiết như sau: Bước 1: Tổng quan lý thuyết.
Bước 2: Nghiên cứu định tính xác định thang đo. Bước 3: Hiệu chỉnh thang đo.
Bước 4: Thang đo đã hiệu chỉnh.
Bước 5: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Bước 6: Tiến hành thu thập dữ liệu.