Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 83)

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC CÔNG TY

2.3.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế

Thực tế cho thấy thị trường TPDN dường như chỉ mới sôi động thực sự ở mảng trái phiếu ngân hàng, bất động sản. Các loại doanh nghiệp lĩnh vực khác chưa phát triển mạnh, nguyên nhân cơ bản do sự thiếu lòng tin của nhà đầu tư đối với những nhóm doanh nghiệp còn lại.

chính đang cản trở thị trường TPDN chủ yếu do các thông lệ và chuẩn mực mà doanh nghiệp Việt đang áp dụng còn độ lệch lớn so với thế giới. Việt Nam vẫn chưa xây dựng hệ thống chuẩn mực tài chính - kế toán theo quốc tế mà vẫn còn mang tính đặc trưng. Về nhân sự (hệ thống nhân sự kế toán, kiểm toán, năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, năng lực các doanh nghiệp, các hội chuyên môn…) lẫn hạ tầng (hệ thống các công ty định giá doanh nghiệp, đánh giá tín nhiệm, công ty tư vấn…) hiện tại vẫn còn mang đậm kiến thức cũ cần phải nâng cấp một cách đồng bộ cùng nền kinh tế đổi mới nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng.

Thứ hai: Hệ thống tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù đã có quy hoạch phát triển hệ thống tổ chức đánh giá XHTN nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể về việc này, cũng như thị trường TPDN còn rất non trẻ chưa đủ để việc phát triển việc XHTN một cách nhanh chóng cũng như chất lượng. Cùng với đó việc để các doanh nghiệp hiện nay tự đăng ký XHTN theo nhu cầu sẽ không hiệu quả, thực tế đã chứng minh đã có 01 tổ chức được xét duyệt đủ điều kiện để XHTN nhưng cho đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu đi XHTN.

Thứ ba: Công tác truyền thông về TPDN chưa thực sự mạnh. Công tác truyền thông hiện nay của các công ty chứng khoán (các công ty chứng khoán thường được ủy quyền phân phối TPDN trên thị trường thứ cấp) vẫn còn mang tính riêng lẻ, số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đang đầu tư cổ phiếu lấn sân sang đầu tư trái phiếu còn thấp. Công tác truyền thông dành cho thị trường TPDN cần được chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Phần đầu Chương 2 cho chúng ta thấy cấu trúc của thị trường TPDN Việt Nam, từ mô hình tổ chức đến chi tiết các thành phần tham gia thị trường, mô hình giao dịch cũng như phân tích thực tiễn các điều kiện đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu đã nêu tại Chương 1: môi trường kinh tế vĩ mô, khung pháp lý, thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp, cơ sở hạ tâng và hệ thống tổ chức đánh giá hệ số XHTN. Tiếp theo chương 2 đã phân tích tình hình giao dịch TPDN tại HOSE, các con số chỉ ra sự tăng trưởng nhưng chưa đúng kỳ vọng của hoạt động này.

Tác giả cũng đã khảo sát các thành viên đang làm việc tại công ty chứng khoán đánh giá về hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại HOSE để đưa một cách nhìn khách quan về thị trường với góc nhìn của những người chuyên ngành được đào tạo bài bản. Từ tất cả phân tích trên, tác giả rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế của hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu tại HOSE. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất những giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty đang niêm yết tại HOSE ở Chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN BẰNG TRÁI PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ

GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MỞ ĐẦU CHƯƠNG 3

Chương 3 đưa ra các giải pháp đề xuất để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty đang niêm yết tại HOSE. Chương này tác giả đưa ra các đề xuất giải pháp cho từng nhóm đối tượng của thị trường nhằm hường đến mục tiêu đẩy mạnh hoạt động trên. Đối tượng được cung cấp các giải pháp là các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý thị trường, sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, công ty chứng khoán, nhà đầu tư trực tiếp vào thị trường.

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Ngày 14 tháng 08 năm 2017, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định 1191/QĐ-TTg Phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu của Lộ trình là nhằm phát triển thị trường trái phiếu ổn định, cấu trúc hoàn chỉnh, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; mở rộng cơ sở nhà đầu tư. tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm. nghiệp vụ,. đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch và hiệu quả; chủ động hội nhập thị trường quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Mục tiêu đưa dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 45% GDP vào năm 2020 và khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong đó dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 7% GDP vào năm 2020 và khoảng 20% GDP vào năm 2030.

Để đạt được mục tiêu trên, trong giai đoạn 2017 - 2020 sẽ hoàn thiện khung khổ chính sách về thị trường trái phiếu; phát triển thị trường sơ cấp, thứ cấp; phát triển và đa dạng hóa hệ thống nhà đầu tư; phát triển định chế trung gian và dịch vụ thị trường...

Ngoài việc đa dạng hóa sản phẩm, lộ trình cũng đưa ra giải pháp nhằm đa dạng hóa cơ cấu nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu, qua đó giảm thiểu rủi ro cho thị trường khi quá phụ thuộc vào một nhóm nhà đầu tư - hiện tại là các ngân hàng.

trình tái cơ cấu công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nhằm tăng cường năng lực của các định chế này. Ngoài ra. cần sớm ban hành cơ chế, chính sách quy định về đại diện người sở hữu trái phiếu để thực hiện quản lý trái phiếu cho các nhà đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả. Một nhiệm vụ khác là phải hiện đại hóa công nghệ thông tin về hệ thống đấu thầu, đăng ký, lưu ký và niêm yết trái phiếu theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian từ khâu phát hành đến niêm yết trái phiếu từ T+2 vào năm 2016 xuống còn T+1 vào năm 2025.

Cuối cùng, lộ trình cũng đã phân công trách nhiệm cụ thể đến BTC. Ngân hàng Nhà nước. Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) và các bên liên quan trong việc hoàn chỉnh chính sách. cũng như các giải pháp triển khai để thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu.

Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước cùng BTC làm đơn vị chủ trì triển khai giải pháp khuyến khích đa dạng hóa các loại hình trái phiếu doanh nghiệp khi thị trường phát triển ở trình độ cao hơn. như giấy tờ có giá có lãi suất thả nổi, chương trình phát hành trái phiếu trung- dài hạn. chứng khoán hóa trên cơ sở các khoản vay mua nhà hoặc các tài sản đảm bảo…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bằng trái phiếu của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)