Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 27 - 31)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.1. Hoạt động thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại

1.1.4.1. Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn

Mục tiêu của thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn là đánh giá tư cách pháp nhân, tính chất hợp pháp và mức độ tin cậy đối với những thủ tục vay mà khách hàng phải tuân thủ.

Thẩm định điều kiện vay vốn

Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng, khách hàng muốn vay vốn ngân hàng phải thoả mãn các điều kiện vay vốn bao gồm:

* Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

* Có mục đích vay vốn hợp pháp.

* Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

* Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả.

* Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.

Thẩm định điều kiện vay vốn chỉ đơn giản là xem xét kỹ lại nhằm phát hiện xem khách hàng có thoả mãn những điều kiện vay vốn hay không.

Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay

* Giấy đề nghị vay vốn.

* Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động.

* Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư. * Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất.

* Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay. * Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.

Thẩm định hồ sơ vay là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của những tài liệu mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn.

1.1.4.2. Thẩm định khả năng tài chính

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho tổ chức tín dụng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng nhằm mục đích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng; Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng; Đo lường những rủi ro tài chính có thể xẩy ra. Nội dung cụ thể của thẩm định năng lực tài chính khách hàng:

- Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính: Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính. Trong đó tài liệu về báo cáo tài chính đã được kiểm toán là tốt nhất. Tài liệu về báo cáo tài chính đã được kiểm toán là tốt nhất. Nếu chưa được kiểm toán hoặc kiểm toán chưa được kịp thời thì nhân viên thẩm định cần thực hiện các bước như sau:

+ Nghiên cứu thật kỹ tính chính xác của các số liệu trong báo cáo tài chính. + Mời khách hàng đến để thảo luận, phỏng vấn

+ Viếng thăm thực tế tại doanh nghiệp

- Phân tích qua các tỷ số tài chính

+ Các tỷ số đánh giá về đảm bảo và thanh toán nợ vay: Tỷ số thanh toán tổng quát; Tỷ số thanh toán hiện thời; Tỷ số thanh toán nhanh; Các tỷ số đánh giá cấu trúc tài chính

+ Tỷ số nợ: Tỷ số tự tài trợ; Tỷ số nợ dài hạn trên nguồn vốn dài hạn; Tỷ số thanh toán lãi vay

+ Các tỷ số đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn: Số vòng quay hàng tồn kho; Kỳ thu tiền bình quân; Số vòng quay tài sản ngắn hạn; Số vòng quay tài sản dài hạn; Số vòng quay tổng tài sản

+ Các tỷ số đánh giá về khả năng sinh lời: Tỷ suất lãi gộp tiêu thụ sản phẩm; Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm; Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh (ROI); Doanh lợi vốn kinh doanh (ROA); Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE); Tỷ số P/E; Tỷ suất E/P

- Phân tích qua sơ đồ tài chính DUPONT

- Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp

+ Phân tích để đánh giá tình hình sử dụng vốn và tài trợ vốn của doanh nghiệp có đúng nguyên tắc đúng quy định hay không

+ Những rủi ro trong thanh toán và những biến động về tài chính của doanh nghiệp sẽ như thế nào xuất phát từ những quyết định sử dụng vốn và tài trợ vốn của doanh nghiệp

+ Các cân đối quan trọng trên bảng cân đối kế toán

- Thẩm dịnh năng lực tài chính đối với khách hàng cá nhân: Thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân thông qua đánh giá 6C

+ Character - Tư cách của khách hàng vay vốn: Trung thực, có ý thức chấp hành trả nợ

+ Capacity- Năng lực của khách hàng: Khả năng làm ra tiền, nghề nghiệp, mức lương, sự thành đạt trong kinh doanh

+ Capital- vốn riêng của khách hàng: Tài sản lưu động của khách hàng mà có thể nhanh chóng thanh lý trả nợ cho ngân hàng

+ Collateral- Tài sản đảm bảo nợ vay

+ Conditions- Điều kiện trả nợ: thể hiện sự ổn định thu nhập của cá nhân vay vốn

+ Control- Kiểm soát khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng

1.1.4.3. Thẩm định khả năng trả nợ

Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Thẩm định khả năng tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng có nhược điểm là chỉ đánh giá được quá khứ và hiện tại trong khi việc thu nợ lại xảy ra trong tương lai. Một khách hàng có tình hình tài chính tốt, do đó, có khả năng tài chính đảm bảo nợ vay trong quá khứ và hiện tại chưa hẳn sẽ có tình hình tài chính và khả năng đảm bảo trả nợ tốt trong tương lai. Khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự khả thu của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư. Do đó, thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh

Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh được nhân viên tín dụng thực hiện khi xem xét quyết định cho khách hàng vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, qua đó kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh đó.

Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư

Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư được nhân viên tín dụng thực hiện khi xem xét quyết định cho khách hàng vay trung hoặc dài hạn cho việc đầu tư vào dự

án đầu tư. Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của dự án, qua đó kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện dự án đầu tư đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)