9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2 Thực trạng chất lượngthẩm định tín dụng ngân hàng TMCP Đầu tư
2.2.3.2 Cơ cấu tín dụng
Cơ cấu tín dụng cũng có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng bởi vì: một số cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động và định hướng phát triển tín dụng của ngành sẽ là điều kiện đảm bảo cho hoạt động tín dụng của chi nhánh phát triển một cách an toàn – hiệu quả và bền vững.
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng, chi nhánh BIDV Bảo Lộc đã xây dựng đề án tái cơ cấu trong đó đặc biệt chú trọng đến việc cơ cấu toàn bộ hoạt động tín dụng theo hướng ngày càng hợp lý hơn, cụ thể:
- Tách bạch hoạt động cho vay thương mại và cho vay theo kế hoạch Nhà nước. Đẩy mạnh việc thu nợ, giảm nhanh dư nợ vay theo kế hoạch Nhà nước theo kiến nghị của WB.
- Chuyển dịch cơ cấu dư nợ vay theo các hướng: tăng tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh, giảm dần tỷ trọng dư nợ vay đối với các doanh nghiệp nhà nước và tỷ trọng dư nợ của các khách hàng lớn; tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn để đảm bảo sự cân đối với nguồn vốn huy động; tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.
Sau gần 10 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, cơ cấu tín dụng chi nhánh BIDV Bảo Lộc đã có sự thay đổi tích cực.
Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng của BIDV Bảo Lộc 2011-2015 (ĐVT: Tỷ đồng)
TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng dư nợ 898 1.146 1.879 2.684 3.104
1 Theo loại hình
- Dự nợ theo kế hoạch nhà nước (KHNN) 21 63 75 121 33
- Dư nợ thương mại 877 1.083 943 1.176 1.479
2 Theo loại tiền
- Dư nợ bằng VNĐ 868 1.080 1.849 2.647 3.080
- Dư nợ ngoại tệ 30 66 30 37 24
3 Theo thời hạn vay
- Dư nợ ngắn hạn 589 953 1.562 2.215 2.503
- Dư nợ dài hạn 309 193 317 469 601
4 Theo đối tượng vay
- Doanh nghiệp 284 370 625 890 1120
- Cá nhân 614 776 1.254 1.794 1.984
5 Theo tài sản đảm bảo
- Dư nợ vay có TSĐB 852 1.021 1.645 2.246 2.599
➢ Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho vay 0 1000 2000 3000 4000 2011 2012 2013 2014 2015 NĂM D Ư N Ợ - Dư nợ dài hạn - Dư nợ ngắn hạn
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho vay 2011-2015
( Nguồn: Phòng kế toán - tổng hợp BIDV CN Bảo Lộc)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ ngắn hạn tại ngân hàng BIDV chi nhánh Bảo Lộc tăng đều qua các năm: năm 2011 đạt 589 tỷ đồng, năm 2012 đạt 953 tỷ đồng tăng 61,8% so với năm 2011, năm 2013 đạt 1.562 tỷ đồng tăng 63,9% so với năm 2012; năm 2014 đạt 2.215 tỷ đồng và đến năm 2015 đạt 2.503 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2014.
Dư nợ dài hạn tại ngân hàng năm 2011 đạt 309 tỷ đồng, năm 2012 đạt 193 tỷ đồng, năm 2013 đạt 317 tỷ đồng, năm 2014 đạt 469 tỷ đồng và năm 2015 đạt 601 tỷ đồng. Nhìn chung, từ năm 2011 đến năm 2015, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ dài hạn. Dư nợ dài hạn tại BIDV Bảo Lộc có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ dài hạn chậm hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn.
Với mục tiêu nhằm tạo sự cân bằng về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và dư nợ vay, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Ngân hàng BIDV Việt Nam đã thực hiện chủ trương tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn.
➢ Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế
CƠ CẤU TÍN DỤNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 0 500 1000 1500 2000 2500 2011 2012 2013 2014 2015 NĂM D Ư N Ợ - Doanh nghiệp - Cá nhân
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế 2011-2015
(Nguồn: Phòng kế toán - tổng hợp BIDV CN Bảo Lộc)
Theo khuyến nghị của WB, trong đề án cơ cấu lại dư nợ tín dụng, ngân hàng BIDV chi nhánh Bảo Lộc đã thực hiện giảm dần tỉ trọng cho vay vào năm 2015 với các doanh nghiệp và tăng dần tỷ trọng cho vay đối với cá nhân, đặc biệt là chú trọng phát triển tín dụng bán lẻ nhằm mục tiêu đưa ngân hàng BIDV trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Chính vì thế dư nợ đối với cá nhân tăng nhanh từ năm 2011 đến 2015. Điều này một phần do đặc thù kinh tế tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và thành phố Bảo Lộc nói riêng: số lượng các doanh nghiệp tương đối ít, tập trung phát triển chủ yếu là kinh tế nhỏ lẻ, tư nhân cá thể.
➢ Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo
CƠ CẤU TÍN DỤNG THEO TÀI SẢN ĐẢM BẢO
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2011 2012 2013 2014 2015 NĂM D Ư N Ợ - Dư nợ vay có TSĐB - Dư nợ không có TSĐB
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu tín dụng theo tài sản đảm bảo 2011-2015
( Nguồn: Phòng kế toán - tổng hợp BIDV CN Bảo Lộc)
Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo của Chi nhánh chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy chi nhánh đã rất cố gắng trong việc tăng cường các biện pháp đảm bảo để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tỷ trọng dư nợ vay có tài sản đảm bảo tại ngân hàng BIDV chi nhánh Bảo Lộc tăng dần qua các năm cụ thể như, năm 2011 đạt 852 tỷ đồng, năm 2012 đạt 1.021 tỷ đồng, năm 2013 đạt 1.645 tỷ đồng, năm 2014 đạt 2.246 tỷ đồng và năm 2015 đạt 2.599 tỷ đồng cho thấy sự nỗ lực của chi nhánh trong công tác hoạt động tín dụng và sự phát triển kinh doanh của ngân hàng.
2.3.3.3 Các tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tín dụng tại BIDV chi nhánh Bảo Lộc
* Nhóm tiêu chí liên quan đến việc xây dựng hệ thống quy trình, phương pháp và việc thực hiện nội dung quy trình
Qua phân tích ở trên, có thể thấy BIDV chi nhánh Bảo Lộc đã có một quy trình thẩm định tương đối đầy đủ, bài bản với phương pháp thẩm định kết hợp cả hai phương pháp định lượng và định tính. Nội dung thẩm định hiện tại bao gồm 05 vấn đề lớn như sau:
(1) Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
(2) Thẩm định năng lực tài chính, năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng.
(3) Phân tích tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng (TCTD) và chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng.
(4) Thẩm định PAKD/DA đầu tư.
(5) Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay
Tóm lại, ta có thể tóm tắt bảng đánh giá tổng kết nhóm tiêu chí như sau:
Bảng 2.7: Tiêu chí liên quan đến việc xây dựng hệ thống quy trình, phương pháp và việc thực hiện nội dung quy trình
STT Tiêu chí Kết quả
1 Chi nhánh có hay không phương pháp thẩm định tín
dụng Có
3 Chi nhánh có hay không thẩm định tư cách pháp lý
của khách hàng Có
4 Chi nhánh có hay không thẩm định mục đích sử dụng
vốn vay của khách hàng Có
5 Chi nhánh có hay không thẩm định khả năng tài
chính của doanh nghiệp Có
6 Chi nhánh có hay không thẩm định tính hiệu quả, khả
thi trong phương án sử dụng vốn vay Có
7 Mức độ đánh giá đc các rủi ro xảy ra Chỉ mang tính hình thức (Nguồn: Bộ phận thẩm định tín dụng của BIDV chi nhánh Bảo Lộc)
* Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, sự tuân thủ quy trình và các nội dụng thẩm định cuả CBTD
Bảng 2.8: Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng tại BIDV Bảo Lộc đến 31/12/2015 STT Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số cán bộ tín dụng 35 100 2 Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có trình độ đại học trở lên 30 85,71% 3 Tỷ lệ số cán bộ thẩm định tín dụng có kinh
(Nguồn: Bộ phận thẩm định tín dụng của BIDV Bảo Lộc)
Qua bảng số liệu 2.8 có thể thấy rằng:
- Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có trình độ Đại học trở lên của chi nhánh ở mức khá cao 85,71%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số cán bộ thẩm định tín dụng của chi nhánh không tốt nghiệp đúng chuyên ngành tài chính – ngân hàng, điều ngày cũng gây không ít trở ngại và khó khăn trong quá trình làm việc và đặc biệt khi tiến hành thẩm định cho vay. Bởi nghiệp vụ tín dụng nói chung và nội dung thẩm định nói riêng yêu cầu một sự am hiểu cao các kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đặc biệt là trong phân tích năng lực tài chính và tính hiệu quả, khả thi của phương án/dự án vay vốn.
- Tỷ lệ cán bộ thẩm định tín dụng có kinh nghiệm từ 05 năm trở lên: Chỉ tiêu này đạt giá trị 42,86%. Trong một vài năm trở lại đây, số lượng cán bộ đã được trẻ hóa đi rất nhiều, thế hệ các cán bộ có từ 15-20 năm công tác đã già và nghỉ hưu, thay vào đó là lớp thế hệ trẻ có tuổi nghề từ 2-5 năm.
Ngoài ra, theo kết quả điều tra của tác giả về sự tuân thủ của cán bộ thẩm định đối với quy trình và các nội dung thẩm định của chi nhánh:
Về việc tuân thủ quy trình: Hiện nay tại chi nhánh đã xuất hiện hiện tượng CBTD thực hiện thẩm định, cho vay, giải ngân đối với khách khàng chỉ trong vòng 24 giờ thậm chí 6 –8 giờ tính từ lúc nhận hồ sơ vay vốn, các bước thẩm định được cắt bỏ hầu như hoàn toàn và thay vào đó là một bản báo cáo thẩm định sơ sài, thiếu căn cứ nhằm giải ngân cho khách hàng trong thời gian nhanh nhất có thể. Ngoài ra, việc thẩm định tín dụng đối với khách hàng lỏng lẻo, dẫn đến những sai phạm không đáng có như: đánh giá sai tính khả thi của PA/DA chung chung, thiếu cơ sở; không phân tích được thị trường đầu vào và đầu ra, khả năng tiêu thụ sản phẩm như thế nào; Xác định thời hạn cho vay quá dài, vòng quay vốn lưu động thấp nhưng lại phê duyệt cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng, phân kỳ trả nợ gốc và lãi quá dài, thiếu căn cứ; Định giá giá trị tài sản đảm bảo không chính xác, thiếu hợp đồng thế chấp có công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo về tài sản được thế chấp….
* Nhóm tiêu chí về thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định
❖ Sự đầy đủ và tin cậy của thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng cho vay:
Theo ý kiến đánh giá của phần lớn cán bộ thẩm định tín dụng tại BIDV chi nhánh Bảo Lộc: Phần lớn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng tại chi nhánh là đáng tin cậy, nhưng còn một số thông tin không kiểm tra được. Hiện nay, các hành vi lừa đảo trong quan hệ vay vốn tại các NHTM xuất hiện ngày càng nhiều như: Thành lập nhiều Doanh nghiệp để vay vốn Ngân hàng do một cá nhân đứng tên hoặc đứng đằng sau thuê, mướn người đại diện theo pháp luật, thành viên sáng lập doanh nghiệp; Làm ăn kém hiệu quả, lừa đảo nhằm đoạt vốn của chi nhánh; Làm giả giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và hồ sơ giao dịch tài sản đảm bảo dưới nhiều hình thức; Lừa đảo, dụ dỗ chủ sở hữu tài sản làm thủ tục ủy quyền tài sản (trong đó có ủy quyền thế chấp tài sản) để thế chấp, bảo lãnh cho bên thứ 3 vay vốn ngân hàng với nhiều thủ đoạn khác nhau như vay ké (người có tài sản được vay một phần vốn), góp tài sản vào doanh nghiệp để hưởng cổ tức cao, được chi hoa hồng....gây không ít khó khăn trong quá trình thẩm định của CBTD của chi nhánh. Thủ đoạn của bọn lừa đảo ngày càng tinh vi và ở trình độ cao như làm các giấy tờ giả mạo, cố ý chiếm dụng vốn của ngân hàng với số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.... khiến cho độ tin cậy và tính chính xác của thông tin được quan tâm chú ý và là một trong những tiêu chí được đặt lên hàng đầu khi tiến hành thẩm định khách hàng. Ngoài ra, các thông tin về giá cả thị trường, sản phẩm đầu ra đầu vào... trong tình hình biến động không ngừng như hiện nay nên thông tin thu thập được là chưa đầy đủ và đáng tin cậy.
❖ Số lượng các nguồn cung cấp thông tin để phục vụ cho thẩm định
Hiện nay, ngoài các thông tin mà DN cung cấp, CBTD của chi nhánh còn tiến hành kiểm chứng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau do thu thập được trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu về đối tượng vay vốn.
phương án SXKD/DAĐT
Đây là các chỉ tiêu phản ánh một cách rõ nét nhất chất lượng công tác thẩm định cho vay của BIDV chi nhánh Bảo Lộc. Đồng thời là tiêu chí để kiểm nghiệm trên thực tế với việc thẩm định các phương án/ dự án, sử dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của các khách hàng.
• Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = X 100% Tổng dư nợ
Bảng 2.9 : Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ của BIDV chi nhánh Bảo Lộc (2011-2015)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Nợ quá hạn 15 20 55 72 56
Dư nợ 898 1146 1879 2684 3604
Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ 1.67% 1.75% 2.93% 2.68% 1.55%
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của BIDV Bảo Lộc có xu hướng tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013, từ 1,67% vào năm 2011 tăng thành 1,75% vào năm 2013 (tăng 1,26% so với năm 2011). Nhưng từ năm 2014 tỷ lệ này bắt đầu có xu hướng giảm: năm 2015 giảm 1,37% so với năm 2013. Điều này phù hợp với xu thế chung của BIBV, bởi lẽ nửa đầu năm 2016 BIDV mặc dù đang giữ top đầu về nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của BIDV cũng đã vượt 2%, trong khi theo kế hoạch đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 thông qua, HĐQT cam kết sẽ giữ nợ xấu dưới 2%. Vì vậy chính sách mở rộng tín dụng hiện nay của BIDV Bảo Lộc là đúng đắn. Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng đã đề ra được phương hướng mở rộng cho
tán rủi ro. Hơn nữa phải kể tới chất lượng thẩm định tín dụng cũng được ngày càng được nâng cao.
* Nhóm tiêu chí khác
Thời gian thực hiện thẩm định tín dụng của BIDV chi nhánh Bảo Lộc là trong thời gian đã quy định từ 3 –7 ngày theo đúng quy định của BIDV. Thông thường đối với các phương án ngắn hạn, CBTD thường thẩm định từ 3 đến 5 ngày. Đối với các dự án đầu tư trung và dài hạn, trong khoảng 5 –7 ngày hoàn thiện xong báo cáo thẩm định.
❖ Khách hàng có hay không phải mất phí thẩm định
Hiện tại, BIDV Bảo Lộc không thu phí của khách hàng liên quan đến công tác thẩm định.
2.3.4 Những kết quả đạt được
Thứ nhất, Công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Bảo lộc
đã đạt được những thành quả tốt, biểu hiện qua hoạt động tín dụng: Dư nợ tín dụng tăng nhanh đến 31/12/2012 đạt 1.146 tỷ đồng, tăng 27,62% so với năm 2011, và tính đến hết hết 31/12/2013, dư nợ đạt hơn 1.879 tỷ đồng, tăng 63,96% so với năm 2012, đến hết 31/12/2015 đạt 3.604 tỷ đồng, tăng 34,28% so với năm 2014. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tính đến thời điểm cuối năm 2015 đã giảm đáng kể so với năm 2013, và trong các năm nghiên cứu tỷ lệ nợ xấu đều không vượt quá mức 2%. BIDV chi nhánh Bảo Lộc có số lượng đầu khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong toàn hệ thống. BIDV chi nhánh Bảo Lộc cũng duy trì và phát triển tốt khách hàng.