Quy trình thẩm định tín dụng tại BIDV Bảo Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 56)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2 Thực trạng chất lượngthẩm định tín dụng ngân hàng TMCP Đầu tư

2.2.2 Quy trình thẩm định tín dụng tại BIDV Bảo Lộc

Sơ đồ 2.2: Quy trình cấp tín dụng tại BIDV

Không đồng ý Không duyệt Thực hiện HĐ (Giải ngân) Lưu trữ hồ sơ, giám sát vốn vay Tất toán hợp đồng, lưu trữ hồ sơ Tiếp xúc khách hàng Nhận hồ sơ vay Thẩm định hồ sơ Phân tích các thông tin

Lập hồ sơ vay, đăng ký giao dịch đảm bảo Lập tờ trình thẩm định

trình duyệt

▪ Từ chối khách hàng

▪ Nêu rõ lý do từ chối

▪ Lưu lại thông tin khách hàng vào sổ trực

▪ Lưu trữ và trả hồ sơ khi khách hàng yêu cầu Không đồng ý phù hợp

* Tiếp xúc khách hàng

CBTD tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận thông tin về nhu cầu vay vốn của khách hàng về: mục đích vay vốn, tổng nhu cầu vốn của phương án, dự án, số tiền vay, thời hạn vay, nguồn trả nợ, tình hình sản xuất kinh doanh - thu nhập hiện tại, tài sản thế chấp….

Nếu nhu cầu vay không phù hợp với quy chế cho vay của BIDV tại thời điểm đó thì CBTD khéo léo từ chối khách hàng và giải thích rõ lý do từ chối.

Nếu các điều kiện cho vay phù hợp với quy chế cho vay của ngân hàng, CBTD tư vấn cho khách hàng về phương thức vay phù hợp, phương thức trả nợ, hướng dẫn khách hàng cung cấp những giấy tờ liên quan đến nhu cầu vay. Đồng thời hướng dẫn cho khách hàng lãi suất vay. Trong thời gian tiếp xúc, CBTD sẽ giải đáp hết các thắc mắc của khách hàng liên quan đến việc vay vốn.

* Thẩm định thực tế

Sau khi tiếp xúc với khách hàng và thông qua ý kiến của các Cấp Lãnh Đạo, CBTD sẽ tiến hành công tác thẩm định thực tế, tìm hiểu rõ tính chân thật, hợp pháp, hợp lệ của các thông tin, các giấy tờ mà khách hàng cung cấp, thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án, tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, khả năng trả nợ vay.

Thẩm định về những mối quan hệ và uy tín của khách hàng trong các mối quan hệ: Thông qua phỏng vấn trực tiếp, tìm hiểu từ hàng xóm, từ đối tác kinh doanh của khách hàng, từ người quản lý địa phương, thông qua tiếp xúc và từ các nguồn tin khác (CIC, hàng xóm, bạn hàng của khách hàng…)

Thẩm định về năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng

CBTD sẽ xem xét nơi khách hàng ở; nơi khách hàng kinh doanh như thế nào, nơi kinh doanh là tài sản của người vay hay thuê mướn; tình hình sản xuất kinh doanh thực tế so với các thông tin khách hàng đã cung cấp.

Thẩm định về tài sản thế chấp

Trong quá trình tiếp xúc khách hàng, CBTD phải hết sức khéo léo, tế nhị trong việc dò hỏi thông tin, trong cách đặt câu hỏi, trong hành động cử chỉ, tạo không khí thoải mái trong buổi tiếp xúc, tránh để khách hàng cảm thấy đang bị “hành”, đang bị “hỏi cung”.

Sau khi thẩm định thực tế, xét thấy những thông tin thẩm định không phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng thì CBTD từ chối cho vay và nêu rõ lý do từ chối, nếu xét thấy những thông tin đã nêu ở trên phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng, thái độ của khách hàng trung thực thì CBTD tiến hành phân tích các thông tin.

Các thông tin phải phân tích

Phân tích tình khả thi của phương án, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phương án

Phân tích thông tin chung:

+ Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong ĐKKD với ngành nghề SXKD hiện tại và phù hợp với phương án SXKD dự kiến vay vốn.

+ Xem xét ngành nghề kinh doanh/phương án SXKD có phù hợp với định hướng của BIDV/CN cho vay không? Trong đó, lưu ý các giới hạn tín dụng theo ngành kinh tế, khu vực, chi nhánh theo quy định hiện hành

+ Đối chiếu đối tượng vay vốn so với chức năng sản xuất kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh => Đánh giá tính hợp pháp của phương án SXKD, mục đích sử dụng vốn phù hợp với quy định của Pháp luật.

+ Đánh giá tổng quát về tình hình sản xuất, kinh doanh (quy mô, lao động); lợi thế, khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực SXKD hiện tại của KH

+ Uy tín của KH trong quan hệ tín dụng, thanh toán, tiền gửi với BIDV và các tổ chức tín dụng khác.

+ Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án SXKD, tính khả thi của phương án SXKD của KH, các nhân tố ảnh hưởng đến đầu vào - đầu ra của sản phẩm, các nhân tố biến động ảnh hưởng đến đầu vào của sản phẩm, phương thức tiêu thụ sản phẩm...

Phân tích năng lực tài chính

Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, chỉ số tài chính (chỉ số vòng quay vốn, chỉ số lợi nhuận trên doanh thu, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu…) CBTD tính toán và xem xét:

- Lợi nhuận mang lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh, và các nguồn khác cỏ đủ để ổn định và phát triển tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, trang trãi các chi phí cuộc sống và đảm bảo trả nợ vay.

- Khả năng huy động, sử dụng, quản lý vốn có hiệu quả

Các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khác

Từ thông tin được cung cấp bởi khách hàng, các thông tin từ các nguồn khác, Cán bộ thẩm định sẽ biết được lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng, từ đó phân tích được uy tín của khách hàng trong các mối quan hệ tín dụng ở hiện tại và tương lai.

Định giá tài sản bảo đảm

Giá trị tài sản bảo đảm được xác định tại thời điểm ký hợp đồng đảm bảo do BIDV và khách hàng thoả thuận. Việc xác định giá trị tài sản tại thời điểm này chỉ làm cơ sở xác định mức cho vay, không áp dụng khi xử lý tài sản để thu hồi nợ. Giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn số tiền vay, lãi suất và các chi phí phát sinh cho khoản vay.

Nhưng giá trị tài sản thế chấp của khách hàng khi định giá theo giá quy định không đủ để thế chấp cho khoản vay thì CBTD xác định giá trị tài sản thế chấp theo giá thoả thuận trên cơ sở tối đa 70% giá trị chuyển nhượng thực tế trên thị trường. CBTD phải tìm hiểu rõ giá trị thị trường của tài sản. Các loại đất được Nhà nước quy hoạch sẽ là đất thổ cư thì định giá từ 50% - 60% giá đất thổ cư.

CBTD sau khi phân tích đầy đủ các thông tin, sẽ đưa ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay.

+ Lập tờ trình thẩm định trình duyệt

Sau khi phân tích hồ sơ vay, CBTD đồng ý cho vay thì tiến hành lập biên bản kiểm định tài sản đảm bảo. Nội dung bản kiểm định nêu lên loại tài sản, vị trí, hiện trạng, giá trị tài sản bảo đảm (giá trị tài sản đảm bảo trong bản kiểm định là cơ sở để xác định mức cho vay). Đồng thời, Cán bộ thẩm định cũng sẽ lập tờ trình thẩm định và đề xuất cho vay trình cho Cấp Lãnh Đạo. Căn cứ vào nội dung tờ trình và các giấy tờ liên quan mà Cấp Lãnh Đạo xem xét việc chấp thuận hay không chấp thuận hồ sơ vay của khách hàng.

Nếu hồ sơ không được Cấp Lãnh Đạo duyệt thì CBTD phải thông báo cho khách hàng và giải thích lý do từ chối. Nếu hồ sơ được Cấp Lãnh Đạo duyệt, CBTD tiến hành lập hợp đồng đảm bảo tiền vay và hợp đồng tín dụng.

+ Lập hồ sơ vay cho khách hàng, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản thế chấp, kí kết hợp đồng

CBTD sau khi nhận tờ trình thẩm định đã được Cấp Lãnh Đạo duyệt thì tiến hành lập hợp đồng thế chấp và đơn yêu cầu đăng kí thế chấp, CBTD cùng với khách hàng đi đăng kí giao dịch đảm bảo tại cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời CBTD tiến hành lập hợp đồng tín dụng (03 bản)

Thực hiện hợp đồng (giải ngân)

Sau khi đăng kí giao dịch đảm bảo và hợp đồng tín dụng đã được kí kết, CBTD tiến hành giải ngân theo như trong hợp đồng

- Lưu trữ hồ sơ, giám sát vốn vay

Sau khi giải ngân cho khách hàng, bộ phận QTTD lưu trữ hồ sơ theo quy định. Hàng tháng, CBTD theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng, khéo léo nhắc nhở khách hàng đến trả nợ. Định kì mỗi 03 tháng, CBTD tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, lập bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay đối với những hồ sơ vay

dư nợ từ 50 triệu đồng trở lên và lập bảng phân loại khách hàng.

- Tất toán hợp đồng, lưu trữ hồ sơ

Khi khách hàng tất toán hợp đồng, CBTD sẽ tiến hành tất toán hợp đồng cho khách hàng.

2.2.3. Chất lượng thẩm định tín dụng tại BIDV Bảo Lộc

2.2.3.1 Quy mô tín dụng

Bảng 2.4: Quy mô tín dụng qua các năm 2011-2015

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Doanh số cho vay 1.278 1.550 2.710 3.079 3.855

Doanh số thu nợ 580 404 831 1.395 1.851

(Nguồn: Phòng kế toán - tổng hợp BIDV CN Bảo Lộc)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: doanh số cho vay của ngân hàng tăng dần qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2011 doanh số cho vay đạt 1.278 tỷ đồng; năm 2012 đạt 1.550 tỷ đồng, tăng 21,28% so với năm 2011; năm 2014 đạt 3.079 tỷ đồng tăng 13,62% so với năm 2013. Năm 2015 đạt 34.855 tỷ đồng tăng 25,2% so với năm 2014.

Doanh số thu nợ cũng tăng lần lượt qua các năm cụ thể như: năm 2011 là 580 tỷ đồng, năm 2012 là 404 tỷ đồng, năm 2013 là 831 tỷ đồng, năm 2014 là 1.395 tỷ đồng và năm 2015 là 1.851 tỷ đồng.

Tuy hoạt động trên địa bàn còn nhiều khó khăn song quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng BIDV chi nhánh Bảo Lộc khá lớn, điều đó thể hiện qua doanh số cho vay và thu nợ. Mặc dù trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các ngân hàng và tổ chức có hoạt động tín dụng khác nhưng thị phần tín dụng của ngân hàng BIDV chi

lớn nhất trong địa bàn.

Bảng 2.5: Tình hình tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn

ĐVT: Tỷ đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ tăng trưởng 2015 so với 2011 BIDV Bảo Lộc 898 1.146 1.879 2.684 3.604 301% NNo&PTNT 1.119 1.491 1.973 2.214 3.854 244% Vietcombank 261 216 482 531 675 159% Vietinbank 912 1.205 1.730 2.590 3.105 240% Sacombank 90 210 264 284 351 290% MB bank 453 667 1.006 1.134 1.472 225% Nam Á 95 147 226 256 397 318% SHB 148 199 232 348 375 153% Exim 185 250 267 290 324 75%

Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ của 9 NHTM

(Nguồn: Báo cáo tài chính của 9 NHTM)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng BIDV chi nhánh Bảo Lộc tăng dần qua các năm. Cụ thể, đến 31/12/2012 đạt 1.146 tỷ đồng, tăng 27,62% so với năm 2011, và tính đến hết hết 31/12/2013, dư nợ đạt 1.879 tỷ đồng, tăng 63,96% so với năm 2012, đến hết 31/12/2015 đạt 3.604 tỷ đồng, tăng 34,28% so với năm 2014 . Mặc dù ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng tổng dư nợ tín dụng cao nhất trong các NHTM nhưng so với các NHTM khác thì ngân hàng BIDV chi nhánh Bảo Lộc cũng là một ngân hàng chiếm

có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2015 so với năm 2011 là cao nhất. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của BIDV Bảo Lộc phát triển tốt, khai thác tốt các khách hàng trên địa bàn.

2.2.3.2 Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng cũng có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng bởi vì: một số cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động và định hướng phát triển tín dụng của ngành sẽ là điều kiện đảm bảo cho hoạt động tín dụng của chi nhánh phát triển một cách an toàn – hiệu quả và bền vững.

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng, chi nhánh BIDV Bảo Lộc đã xây dựng đề án tái cơ cấu trong đó đặc biệt chú trọng đến việc cơ cấu toàn bộ hoạt động tín dụng theo hướng ngày càng hợp lý hơn, cụ thể:

- Tách bạch hoạt động cho vay thương mại và cho vay theo kế hoạch Nhà nước. Đẩy mạnh việc thu nợ, giảm nhanh dư nợ vay theo kế hoạch Nhà nước theo kiến nghị của WB.

- Chuyển dịch cơ cấu dư nợ vay theo các hướng: tăng tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh, giảm dần tỷ trọng dư nợ vay đối với các doanh nghiệp nhà nước và tỷ trọng dư nợ của các khách hàng lớn; tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn để đảm bảo sự cân đối với nguồn vốn huy động; tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

Sau gần 10 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, cơ cấu tín dụng chi nhánh BIDV Bảo Lộc đã có sự thay đổi tích cực.

Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng của BIDV Bảo Lộc 2011-2015 (ĐVT: Tỷ đồng)

TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng dư nợ 898 1.146 1.879 2.684 3.104

1 Theo loại hình

- Dự nợ theo kế hoạch nhà nước (KHNN) 21 63 75 121 33

- Dư nợ thương mại 877 1.083 943 1.176 1.479

2 Theo loại tiền

- Dư nợ bằng VNĐ 868 1.080 1.849 2.647 3.080

- Dư nợ ngoại tệ 30 66 30 37 24

3 Theo thời hạn vay

- Dư nợ ngắn hạn 589 953 1.562 2.215 2.503

- Dư nợ dài hạn 309 193 317 469 601

4 Theo đối tượng vay

- Doanh nghiệp 284 370 625 890 1120

- Cá nhân 614 776 1.254 1.794 1.984

5 Theo tài sản đảm bảo

- Dư nợ vay có TSĐB 852 1.021 1.645 2.246 2.599

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho vay 0 1000 2000 3000 4000 2011 2012 2013 2014 2015 NĂM D Ư N - Dư nợ dài hạn - Dư nợ ngắn hạn

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho vay 2011-2015

( Nguồn: Phòng kế toán - tổng hợp BIDV CN Bảo Lộc)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ ngắn hạn tại ngân hàng BIDV chi nhánh Bảo Lộc tăng đều qua các năm: năm 2011 đạt 589 tỷ đồng, năm 2012 đạt 953 tỷ đồng tăng 61,8% so với năm 2011, năm 2013 đạt 1.562 tỷ đồng tăng 63,9% so với năm 2012; năm 2014 đạt 2.215 tỷ đồng và đến năm 2015 đạt 2.503 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2014.

Dư nợ dài hạn tại ngân hàng năm 2011 đạt 309 tỷ đồng, năm 2012 đạt 193 tỷ đồng, năm 2013 đạt 317 tỷ đồng, năm 2014 đạt 469 tỷ đồng và năm 2015 đạt 601 tỷ đồng. Nhìn chung, từ năm 2011 đến năm 2015, dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ dài hạn. Dư nợ dài hạn tại BIDV Bảo Lộc có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ dài hạn chậm hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn.

Với mục tiêu nhằm tạo sự cân bằng về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và dư nợ vay, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Ngân hàng BIDV Việt Nam đã thực hiện chủ trương tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn.

Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế

CƠ CẤU TÍN DỤNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ 0 500 1000 1500 2000 2500 2011 2012 2013 2014 2015 NĂM D Ư N - Doanh nghiệp - Cá nhân

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế 2011-2015

(Nguồn: Phòng kế toán - tổng hợp BIDV CN Bảo Lộc)

Theo khuyến nghị của WB, trong đề án cơ cấu lại dư nợ tín dụng, ngân hàng BIDV chi nhánh Bảo Lộc đã thực hiện giảm dần tỉ trọng cho vay vào năm 2015 với các doanh nghiệp và tăng dần tỷ trọng cho vay đối với cá nhân, đặc biệt là chú trọng phát triển tín dụng bán lẻ nhằm mục tiêu đưa ngân hàng BIDV trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Chính vì thế dư nợ đối với cá nhân tăng nhanh từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)