Kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kiểm định giả thuyết

Trên cơ sở kết quả phân tích hồi quy, nghiên cứu tiến hành kiểm định các giả thuyết đặt ra.

Giả thuyết H’1: Đào tạo và phát triển nghề nghiệp có tác động ngược chiều

với ý định nghỉ việc của nhân viên.

Kết quả hồi quy cho thấy yếu tố Đào tạo và phát triển nghề nghiệp có giá trị sig = 0,000 < 0,05 nên yếu tố này có ý nghĩa thống kê và giả thuyết H’1 được chấp nhận. Trọng số hồi quy chuẩn hóa β1 = -0,219 cho thấy yếu tố này có tác động ngược chiều với biến phụ thuộc, phù hợp với giả thuyết đặt ra. Nghĩa là, tổ chức thực hiện các hoạt đào tạo và định hướng phát triển nhân viên tốt thì ý định nghỉ việc của những nhân viên đó sẽ giảm 0.219 đơn vị độ lệch chuẩn. Điều này hoàn toàn đúng trong thực tế, đặc biệt đối với ngành ngân hàng, nếu thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo cho nhân viên ngay từ khi nhân viên mới gia nhập vào ngân hàng sẽ giúp nhân viên mới hiểu rõ về nhiệm vụ, công việc, qui trình làm việc, có nhiều cơ hội để trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ. Nhân viên cảm thấy được học hỏi nhiều và có định hướng trong việc phát triển sau này sẽ giữ chân họ ở với tổ chức lâu hơn.

Giả thuyết H’2: Sự căng thẳng trong công việc có tác động cùng chiều với ý

Giá trị Sig của yếu tố Sự căng thẳng căng thẳng trong công việc < 0,05 (sig = 0,000) cho thấy yếu tố này có ý nghĩa thống kê nên ta chấp nhận giả thuyết H’2. Dấu của trọng số hồi quy chuẩn hóa β2 dương (+) (β2= 0,213) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố độc lập Sự căng thẳng căng thẳng trong công việc với yếu tố phụ thuộc Ý định nghỉ việc, phù hợp với giả thuyết đặt ra. Thật vậy, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả đã trình bày ở chương 2 ( Hazrina, 2010; Choo và các cộng sự, 2013; Nguyễn Đông Triều, 2011, Lê Tấn Đạt, 2015, qua kết quả phân tích cho thấy đây là yếu tố tác động mạnh nhất lên ý định nghỉ việc trong 03 nhân tố của mô hình điều chỉnh sau khi phân tích hồi qui. Với thị trường cạnh tranh rất lớn về nguồn nhân lực giữa các ngân hàng như hiện nay thì việc nhân viên cảm thấy quá tải trong công việc, họ không thể có thời gian dành cho gia đình cũng như luôn trong tình trạng mệt mỏi thì nhân viên đó sẽ rất nhanh chóng có ý định nghỉ việc để tìm môi trường khác phù hợp với họ hơn.

Giả thuyết H’3: Sự thỏa mãn trong công việc có tác động ngược chiều với ý

định nghỉ việc của nhân viên.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy giá trị Sig của yếu tố Sự thỏa mãn < 0,05 (Sig = 0,000) cho thấy yếu tố này có ý nghĩa thống kê nên ta chấp nhận giả thuyết H’3. Trọng số hồi quy chuẩn hóa β3 có dấu âm (-) (β3 = -0,288) thể hiện yếu tố Sự thỏa mãn trong công việc có tác động ngược chiều với yếu tố Ý định nghỉ việc và phù hợp với giả thuyết đặt ra. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, thỏa mãn trong công việc luôn là điều mỗi người lao động đều tìm kiếm, khi nhân viên cảm thấy thỏa mãn đối với công việc thì họ ít có ý định nghỉ việc hơn.

Phương trình hồi quy hiệu chỉnh:

Ý định nghỉ việc = -0.219* Đào tạo và phát triển + 0.213* Sự căng thẳng trong công việc – 0.284* Thỏa mãn trong công việc

Mô hình hồi quy hiệu chỉnh:

Hình 4.2. Mô hình hồi quy hiệu chỉnh

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)