CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.2.1. Phân tích nhân tố khám phá đối với các biến độc lập
Tiến hành phân tích nhân tố và kiểm định Barlett’s Test lần thứ nhất với 31 biến quan sát thuộc thành phần độc lập cho thấy:
-Hệ số KMO= 0.877 (0.5 <KMO< 1) cho thấy dữ liệu nghiên cứu phù hợp cho phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định KMO & Barlett’s đối với các biến độc lập với các biến độc lập
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Adequacy. .877 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5984.065 df 465 Sig. .000
-Kiểm định Barlett’s với giá trị Chi-Square= 5984.065 với mức ý nghĩa Sig. = .000 (p<0.05). Kiểm định có ý nghĩa thống kê, bác bỏ giả thuyết H0: Không có tương quan giữa các biến trong tổng thể. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có tương quan với nhau và dữ liệu nghiên cứu hoàn toàn thích hợp để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả kiểm định Barlett’s được trình bành trong bảng 4.10.
Có 8 nhân tố được rút trích có điểm dừng Eigenvalues lớn hớn 1, giá trị Eigenvalues thấp nhất đạt 1.006.
Tổng phương sai trích đạt 71.501% (>50%) cho thấy phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập này là phù hợp. Tổng phương sai trích cho biết 08 nhân tố rút trích giải thích được 71.501% biến thiên của dữ liệu.
Kết quả xoay nhân tố bằng phương pháp xoay Promax cho thấy hệ số tải nhân tố của các biến độc lập CKTC01, TM06, TM07, QHLDDN01, QHLDDN02, QHLDDN03 có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 hoặc chênh lệch trọng số giữa các nhân tố nhỏ hơn 0.3 và được trích xuất vào 2 nhân tố. Do vậy, cần loại bỏ các biến trên để đảm bảo mức độ hội tụ của các thang đo.
Ở mỗi lần phân tích nhân tố (lần thứ 2 đến lần thứ 5) đều xuất hiện các biến có trọng số (factor loading) < 0,5 và chênh lệch trọng số giữa các nhân tố nhỏ hơn 0.3 và được trích xuất vào 2 nhân tố, các biến bị loại bao gồm: TM01, TM02, TM04, TM05, CKTC02, CKTC03, CKTC04, LT02, LT03, QHLDDN04 và tiếp tục tiến hành phân tích, xoay lại các nhân tố đến lần thứ 6.
Bảng 4.11. Kết quả phân tích nhân tố EFA Component Component 1 2 3 4 5 DTPT02 .873 DTPT03 .826 DTPT01 .778 DTPT04 .767 CTCV06 .903 CTCV05 .768 CTCV07 .752 LT04 .906 TM03 .870 CTCV02 .910 CTCV01 .888 QHLDDN05 .879 QHLDDN06 .874
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu)
Kết quả cho thấy thang đo còn lại bao gồm 13 biến quan sát với 5 thành phần có tổng phương sai trích là 77.098% > 50% tức là 5 thành phần trích được giải thích được 77.098% biến thiên của dữ liệu; điểm dừng khi trích các nhân tố có eigenvalue > 1 tại nhân tố thứ 5. Trọng số nhân tố của các biến quan sát tại các thành phần đều lớn hơn 0,5 nên các khái niệm nghiên cứu đạt giá trị hội tụ. Ngoài ra, hệ số KMO = 0,703 > 0,5 và mức ý nghĩa Bartlett sig = 0,000 < 0,05 cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp. Như vậy, các biến quan sát đều quan trọng trong việc đo lường các khái niệm nghiên cứu nên được giữ lại cho phân tích tiếp theo.