CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Tổng quan lý thuyết về năng lực cạnh tranh
2.2.2. Năng lực cạnh tranh dựa trên cơ sở lý thuyết nguồn lực:
Giả định các doanh nghiệp cùng ngành có sự đồng nhất về cả nguồn lực và chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng được dung trong lý thuyết cạnh tranh trên cơ sở kinh tế học tổ chức (R. Porter, 1990) lẫn kinh tế học độc quyền (Chamberlin Edward, 1933). Nhưng ở môi trường kinh doanh khả biến và luôn có sự tác động đến chiến lược kinh doanh thì các lợi thế khác biệt của doanh nghiệp trong cùng ngành khó có được sự tồn tại lâu dài vì có thể bị bắt chước hoặc mua bán theo J. B. Barney (1986). Các nguồn lực của doanh nghiệp là yếu tố chính quyết định lợi thế cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo (Wernerfelt, 1984). Lý thuyết nguồn lực có sự khác biệt với 5 áp lực cạnh tranh (M. E. Porter & Millar, 1985) khi mà tập trung phân tích năng lực cạnh tranh dựa vào nguồn lực bên trong của doanh nghiệp thay vì tập trung vào lợi thế cạnh tranh của ngành kinh doanh.
Lippman và Rumelt (1982) giới thiệu lý thuyết nguồn lực và sau đó được phát triển bởi các tác giả Dierickx và Cool (1989), J. B. Barney (1986) hay Peteraf (1993). Markides và Williamson (1996) đã đưa thêm các vấn đề hiện đại vào như liên minh, hội nhập hay đa dạng hóa theo chiều dọc. Theo Wilcox & Zeithmal (2001) phân loại hình thức cảu nguồn lực và sự liên kết với nhau của các nguồn lực sở hữu để hình thành và tạo ra một lợi thế so sánh là hai mục tiêu của tiếp cận trên cơ sở nguồn lực. Cách tiếp cận như thế được phát triển mạnh khi các yếu tố bên trong của doanh nghiệp được các nhà nghiên cứu chiến lược quan tâm (Martinez-Sanchez và cộng sự, 2008) Tiền đề của lý thuyết này là chiến lược kinh doanh sẽ khác nhau đối với các doanh nghiệp trong cùng ngành. Kết hợp với giả định các chiến lược kinh doanh là khó có thể sao chép do được xây dựng trên chính nguồn lực khác nhau của từng doanh nghiệp. Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: tài sản, kiến thức, thông tin, tổ chức,… và được doanh nghiệp kiểm soát, nhận thức và sử dụng chiến lược để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả sử dụng (J. B. Barney, 1986). Ngoài ra, Barney còn nói rằng tính chất doanh nghiệp có thể tạo ra các nguồn lực cho doanh nghiệp.
Trong cạnh tranh một nguồn lực để có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp cần một trong 4 điều kiện gọi là VRIN (Valuable, Rare, Inimitable, Nonsubstitutable) theo (J. B. Barney, 1986).
Thứ nhất, Valuable: nguồn lực đó phải cho phép doanh nghiệp thực hiện được các chiến lược kinh doanh cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động của chính doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tận dụng được cơ hội và phòng ngừa các mối đe dọa hiện tại trong môi trường kinh doanh của chính doanh nghiệp.
Thứ hai, Rare: là nguồn lực mà chỉ mặt ở một mình doanh nghiệp và được sử dụng bởi chính doanh nghiệp trong chiến lược cạnh tranh và có giá trị cho doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Thứ ba, Inimitable là nguồn lực khó bị doanh nghiệp khác sao chép khi nguồn lực sở hữu một trong ba hoặc cả ba nhân tố sau: doanh nghiệp có được nguồn lực đó nhờ vào một số điều kiện xảy ra ở một thời điểm đặc biệt nào đó, mối liên hệ giữa những nguồn lực đó với năng lực cạnh tranh của công ty một cách ngẫu nhiên, nguồn lực đó có liên quan đến một hiện tượng phức tạp xã hội, vượt quá khả năng kiểm soát và ảnh hưởng của doanh nghiệp .
Thứ tư, Nonsubstitutable là nguồn lực có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN và những nguồn lực này không thể bị thay thế bằng những nguồn lực có giá trị tương đồng trong chiến lược kih doanh của doanh nghiệp theo (J. B. Barney, 1986). Có hai hình thức của sự thay thế có thể diễn ra là: Một là, nguồn lực tuy không thể bắt chước được nhưng có thể sử dụng một nguồn lực khác tương đối giống mà doanh nghiệp có thể sử dụng nó thay thế để thực hiện các chiến lược kinh doanh mà không gặp vấn đề theo (J. B. Barney & Mackey, 2005). Hai là, nhiều nguồn lực bổ sung cho nhau có thể là thay thế nguồn lực đặc trưng mang tính chiến lược. Khi doanh nghiệp khác kết hợp các nguồn lực này vẫn có thể cạnh tranh với nguồn lực của công ty theo (Pearce, 1987).
Tuy có nhiều ý kiến trái chiều về lý thuyết RBV nhưng nó vẫn được xem là lý thuyết hoàn chỉnh nhất. Hạn chế là rất khó có một nguồn lực đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu VRIN theo như Barney. Ngoài ra, một công ty hoán toàn có thể có lợi nhuận ở trong môi trường cạnh tranh cao khi mà nó có thể khai thác hiệu quả các nguồn lực không cần phải là nguồn lực VRIN như theo Barney. Lý thuyết này đã không có những công nhận sự đóng góp của yếu tố bên ngoài liên quan đến ngành và các áp lực cạnh tranh bên ngoài như của Porter. Mặt khác, Lippman và Rumelt (1982) cho rằng trong dài hạn mối quan hệ nhân quả trong việc áp dụng nguồn lực dài hạn để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cũng chưa được xác định đúng đắn. Còn theo Hannan và Freeman (1988) nguồn lực không thể luôn tạo được lợi thế bền vững ngay trong môi trường biến động liên tục vì cũng cần có nhiều thời gian phát triển và thay đổi, trong môi trường thay đổi thì bất kỳ sự phù hợp nào của các nguồn lực và môi trường thì yếu tố may mắn đóng góp nhiều hơn là hành động của nhà quản trị.
Lý thuyết cạnh tranh dựa trên cơ sở nguồn lực doanh nghiệp đề cao vai trò của các yếu tố bên trong, nguồn lực sở hữu bởi doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh. Lý thuyết này của J. B. Barney (1986) làm rõ các đặc điểm của nguồn lực như: có giá trị, hiếm, khó sao chép và không thể thay thế sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức. Tuy vậy, ở môi trường cạnh tranh hiện đại doanh nghiệp không chỉ sử dụng sự khác biệt để cạnh tranh mà còn là kết hợp các nguồn lực sao cho hiệu quả để đạt được các mục tiêu về mặt chiến lược của doanh nghiệp (Sanchez & Heene, 1996). Đó cũng là một trong những hạn chế của lý thuyết này khi chỉ chú trọng đến các yếu tố bên trong mà chưa có sự xem xét đến yếu tố môi trường và những áp lực của cạnh tranh ngành.