Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 53 - 55)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2.2. Mô hình nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM không chỉ để ước lượng các nhân tố tiềm ẩn tác động đến năng lực cạnh tranh bán lẻ của ngân hàng mà còn ước lượng được tác động lẫn nhau của chính các yếu tố này với nhau. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung chủ yếu vào tác động của các yếu tố này đến năng lực cạnh tranh bán lẻ của ngân hàng; từ đó, đưa ra một số gợi ý về mặt chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh bán lẻ của ngân hàng. Kết hợp các giả thuyết nghiên cứu và các nghiên cứu trước có liên quan, những mối quan hệ mà tác giả quan tâm được thể hiện qua phương trình sau:

      i i i 0 i i i i i i 0

GEC = α + β PPL_BOU + χ COR_CUR_BEA

+ γ FIC + A

GEC = α δ PRI + ε OS + φ RMC + υ (1)

GEC là nhóm biến đại diện cho năng lực cạnh tranh bán lẻ tổng quát của ngân hàng thương mại được đo lường thông qua năm khía cạnh:

• Ngân hàng có thị trường lớn, hoạt động hiệu quả, có tiềm năng dài hạn. • Ngân hàng là một đối thủ cạnh tranh bán lẻ mạnh, luôn ở vị thế sẵn sàng. • Ngân hàng có nhiều lợi thế cạnh tranh bán lẻ.

• Năng lực cạnh tranh bán lẻ tổng thể nhìn chung là tốt.

β là hệ số ước lượng cho tác động của các nhóm biến đại diện cho khả năng quản trị của ngân hàng lên năng lực cạnh tranh bán lẻ của VCB gồm: BUO đại diện cho tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo (Visionary and Strategic Leadership), PPL đại diện cho khả năng lãnh đạo con người (People Leadership).

χ là hệ số ước lượng cho tác động của nhóm biến đại diện cho khả năng marketing của ngân hàng lên năng lực cạnh tranh bán lẻ của VCB gồm: CUR đại diện cho khả năng đáp ứng khách hàng (Customer Responsiveness), COR đại diện cho phản ứng với đối thủ cạnh tranh (Competitor Responsiveness) và BEA đại diện cho khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh (Business Environment Adaption).

γ là hệ số ước lượng cho tác động của biến FIC đại diện cho khả năng tài chính (Financial Capability) lên năng lực cạnh tranh bán lẻ của ngân hàng.

δ là hệ số ước lượng cho tác động của biến PRI đại diện cho khả năng đổi mới sản phẩm (Product Innovation) lên năng lực cạnh tranh bán lẻ của ngân hàng.

ε là hệ số ước lượng cho tác động của biến AOS đại diện cho khả năng tổ chức & phục vụ (Ability to Organize and Serve) lên năng lực cạnh tranh bán lẻ của ngân hàng.

φ là hệ số ước lượng cho tác động của biến RMC đại diện cho k hả năng quản trị rủi ro (Risk Management Capability) lên năng lực cạnh tranh bán lẻ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)