Năng lực cạnh tranh trên cơ sở lý thuyết năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Tổng quan lý thuyết về năng lực cạnh tranh

2.2.3. Năng lực cạnh tranh trên cơ sở lý thuyết năng lực

Competence-based View-CBV (năng lực cạnh tranh trên cơ sở năng lực) là quan điểm tập trung vào việc sử dụng, phối hợp các tài sản cũng như nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp để đạt được sự hiệu quả và tăng trưởng chung của doanh nghiệp (Sanchez & Heene, 1996). Ngoài ra, lý thuyết có các sự đồng nhất về kết quả

với lý thuyết của Freiling và cộng sự (2008) về việc phân tích các sự tương tác gữa doanh nghiệp với môi trường được hình thành từ sự thay đổi liên tục. Sanchez và Heene (1996) xây dựng lý thuyết trên cơ sở năng lực với giả định môi trường kinh doanh luôn thay đổi nên các năng lực được sử dụng liên tục để duy trì được lợi thế kinh doanh. Lý thuyết được xây dựng dựa trên nhiều khái niệm nền tảng của các chủ thể đại diện và được sử dụng để phân tích một doanh nghiệp, môi trường trong cả sự cạnh tranh lẫn tương hỗ. Đối với các nguồn lực là tài sản mà doanh nghiệp có thể điều khiển, sử dụng để khai thác và phát triển các sản phẩm để có thể tạo ra giá trị. Ngoài ra, theo Sanchez và Heene (1996) cũng giải thích sự khác biệt tài sản và nguồn lực để cho thấy rằng không phải tất cả các tài sản đều là nguồn lực của công ty. Cũng theo hai tác giả thì khả năng là việc doanh nghiệp có xây dựng, kết hợp cũng như kết cấu lại để tạo năng lực có thể tạo nên giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, Amit và Schoemaker (1993)cho rằng các nguồn lực doanh nghiệp được các nhà quản lý khai triển thông qua phương tiện đó là khả năng.

Hubbard và Lindsay (2008) nói rằng lý thuyết năng lực có thể chia khả năng thành 2 loại là: khả năng bình thường và khả năng thay đổi. Trong đó, khả năng bình thường được doanh nghiệp sử dụng hằng ngày trong việc điều hành còn khả năng thay đổi là có thể thay đổi khả năng bình thường của doanh nghiệp (Winter, 2003). Theo tác giả Teece & ctg (1997) khả năng thay đổi là rất cần thiết với doanh nghiệp để có thể thích ứng được với các thay đổi trên thị trường như công nghệ mới, sản phẩm, dịch vụ mới,… Các tiến trình phát triển sản phẩm hay đưa ra quyết định chiến lược cũng như quá trình kết hợp để doanh nghiệp xây dựng năng lực mới chính là khả năng thay đổi (Eisenhardt & Martin, 2000). Ở thị trường nhiều biến động, một doanh nghiệp muốn thích nghi và tồn tại rất cần khả năng thay đổi. Vì chúng giúp các hoạt động duy trì, cải tiến hay tạo ra khả năng bình thường các điều này giúp doanh nghiệp phát triển và tồn tại trong ngắn hạn (Winter, 2003).

Sanchez và Heene (1996) còn có định nghĩa về khả năng hoạt động của doanh nghiệp là thay đổi giới hạn từ đó sinh ra khả năng sản xuất cũng như tạo ra giá trị cả

bên trong lẫn bên ngoài giới hạn của doanh nghiệp. Cũng theo chính tác giả, khả năng thay đổi được bổ trợ bởi khả năng kết hợp của doanh nghiệp để kết hợp hoặc tái kết hợp với khả năng hoạt động để có thể thích nghi cũng như đáp ứng các yêu cầu khi thị trường thay đổi. Bằng việc cung cấp sự phối hợp các nguồn lực cần thiết của doanh nghiệp để triển khai các nguồn lực cũng như sử dụng, phát triển trên nền tảng quản lý tri thức của doanh nghiệp chính là cách khả năng kết hợp bổ trợ cho khả năng thay đổi. “ Năng lực của doanh nghiệp sẽ có thể được tạo ra bằng việc kết hợp hay tái kết hợp khả năng thay đổi với khả năng bình thường để sinh ra giá trị ở chính thị trường mục tiêu bằng việc sản xuất hay việc xây dựng chiến lược về nguồn lực của daonh nghiệp” theo Sanchez và Heene (1996). Tóm lại, năng lực và nguồn lực chính là tất cả tài sản của doanh nghiệp có thể khai thác nhằm phát triển cũng như thực hiện mục tiêu sản xuất, phân phối sản phẩm – dịch vụ tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tất cả các yếu tố vật chất, công nghệ - kỹ thuật, tài chính mà doanh nghiệp sử dụng để sản xuất, thay đổi, phát triển các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp chp khách hàng chính là tài sản của doanh nghiệp. Cuối cùng, doanh nghiệp sử dụng phối hợp điều hành các khả năng, mỗi khả năng của doanh nghiệp đều có thời gian tồn tại khác nhau (Helfat & Peteraf, 2003).

Theo Sanchez và Heene (1996, 2004) thì việc duy trì cũng như triển khai vận dụng, phối hợp các nguồn lực và cả khả năng một cách phù hợp để có thể tạo ra lợi thế cao hơn so với nguồn lực và khả năng giúp doanh nghiệp đạt được mục đích trong thị trường cạnh tranh chính là năng lực. Mặt khác, theo Ljungqvist và cộng sự (2007) năng lực cũng có thể được xem như quá trình mà doanh nghiệp học hỏi, tìm cách làm à phương pháp phối hợp các khả năng sản xuất cho đa dạng kết hợp các công nghệ mới.

Galunic và Rodan (1998) cho rằng ở các doanh nghiệp khác nhau thì không chỉ có các nguồn lực và khả năng khác nhau mà còn khác nhau ở việc phối hợp cũng như triển khai các tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp còn có thể sử dụng các năng lực khác của mình vào việc cạnh tranh. Năng lực là cơ sở tạo nên lợi thế

cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Chính lý do này đã cho thấy trong môi trường có nhiều sự biến động liên tục thì nguồn lực của doanh nghiệp không nhất thiết phải có các tiêu chí VRIN (J. B. Barney, 1986) mà cần việc cần thiết hơn là sự phù hợp các quan hệ tài sản của doanh nghiệp cũng có thể tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)