9. Kết cấu của luận văn
1.2. Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại
1.2.1.2. Cấu trúc tài sản
Được tính bằng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản. Lợi nhuận ngân hàng được kỳ vọng tăng khi danh mục tài sản gồm các khoản cho vay tăng so với các tài sản an toàn hơn khác.
Vong và Chan (2009) cho rằng tiền gửi và cho vay được coi là quan trọng nhất bảng cân đối kế toán bởi vì hai chỉ số này đại diện cho một dấu hiệu của hoạt động truyền thống của ngân hàng. Các khoản cho vay là nguồn thu nhập chính và dự
kiến sẽ có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Tương tự, Gul và ctg (2011) cũng nêu ra với những điều kiện khác không đổi, các khoản tiền gửi chuyển đổi thành các khoản vay nhiều hơn, ngân hàng hưởng thu nhập từ lãi cao hơn và thu được lợi nhuận cao hơn. Mặc dù các khoản cho vay của ngân hàng là nguồn chính của doanh thu và dự kiến sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận tích cực, tuy nhiên, nếu một ngân hàng có một tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao hơn dẫn đến tăng nguy cơ và chi phí hoạt động như các chi phí thẩm định, chi phí theo dõi khoản vay, sau đó có thể làm giảm lợi nhuận. Phát hiện từ nghiên cứu trên thế giới đưa ra kết luận cụ thể không giống nhau.
Trong khi các nghiên cứu của Abreu và Mendes (2000) kết quả cung cấp một mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay và khả năng sinh lời, các nghiên cứu của Bashir và Hassan (2003) và Staikouras và Wood (2003) cho thấy một tỷ lệ cho vay cao hơn thực sự tác động ngược chiều tới khả năng sinh lời. Nghiên cứu hướng thứ hai thông báo rằng các ngân hàng với nhiều tài sản không cho vay được nhiều lợi nhuận hơn những ngân hàng phụ thuộc nặng vào các khoản vay.
Một số nghiên cứu sâu hơn đã kết luận tác động của các khoản cho vay đến khả năng sinh lời của ngân hàng phụ thuộc vào quy mô và thành phần của danh mục cho vay (Bashir (2000); Fries và cộng sự (2002)). Thông thường, các khoản cho vay tạo ra thu nhập cao cho ngân hàng thông qua tiền lãi thu được theo Rhoades và Rutz, (1982). Vì vậy, một danh mục cho vay lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng được cải thiện. Tuy nhiên, các khoản tín dụng không đạt tiêu chuẩn là một nguồn thiệt hại tài chính nặng cho các ngân hàng và đã thực sự làm giảm lợi nhuận của ngân hàng rất nhiều (Olajide, 2006), do đó một danh mục dư nợ lớn cũng có thể dẫn đến giảm lợi nhuận ngân hàng nếu danh mục này có nhiều khoản tín dụng không đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, để kết luận rằng quy mô dư nợ của một ngân hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận của nó hoặc là cùng chiều hay ngược chiều, tùy thuộc vào thành phần của các khoản tín dụng không đạt tiêu chuẩn.