9. Kết cấu của luận văn
2.4. Đánh giá chung về khả năng sinh lời của NHTMNN tại BR-VT
2.4.1. Những thành tích đạt được
Khả năng sinh lời của các NHTMNN ở mức khá
Nhìn chung, khả năng sinh lời của các NHTMNN tại BR-VT ở mức khá, cao hơn mặt bằng chung về khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam. Mặc dù tăng trưởng tín dụng khá, hệ số NIM tăng nhẹ, nhưng do trích lập dự phòng rủi ro tăng khiến khả năng sinh lời của khối NHTMNN giảm.
Quy mô hoạt động của các NHTMNN tăng nhanh
Trong giai đoạn 2010 – 2016, sau sự kiện kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do những vấn đề nội tại của nền kinh tế và chịu tác động không nhỏ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, theo số liệu tổng hợp từ các báo cáo quản lý cấp phép của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy, đến thời điểm năm 2010, các NHTMNN tại BR-VT có 43 chi nhánh và phòng giao dịch, đến năm 2016 tăng 11 phòng giao dịch đạt 54 chi nhánh và phòng giao dịch.
Các NHTMNN trên địa bàn tỉnh có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty, doanh nghiệp lớn. Mạng lưới hoạt động khá rộng (ví dụ như hệ thống ngân hàng Agribank), nên các NHTMNN tại BR-VT có nhiều khách hàng truyền thống, thị phần lớn, ổn định.
Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ ngân hàng ngày càng được
cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế
Cạnh tranh thực sự là liều thuốc kích thích hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn – đây luôn là một triết lý được các nhà quản lý vận dụng để duy trì một môi trường cạnh tranh cần thiết để nền kinh tế luôn hoạt động năng động. Tuy vậy, sự cạnh tranh thái quá, thậm chí bất chấp pháp luật, phớt lờ các cảnh báo rủi ro… luôn đem lại hệ quả tiêu cực mà chính các NHTM phải gánh chịu, nhất là suy giảm năng lực cạnh tranh và không bảo vệ niềm tin khách hàng.
Hệ thống công nghệ và quản trị ngân hàng đang từng bước được đổi mới theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Dịch vụ ngân hàng không còn chỉ giới hạn trong phạm vi các dịch vụ huy động vốn và cấp tín dụng mà còn có nhiều loại dịch vụ ngân hàng hiện đại khác, như thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử,… Mạng lưới ngân hàng mở rộng khắp nơi trong cả nước đã tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi tới các dịch vụ.
Xử lý nợ xấu của các NHTMNN đã đạt được những bước thành công
ban đầu đáng khích lệ
Tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu đề ra, chất lượng tăng trưởng được đảm bảo, phù hợp với khả năng quản lý, quản trị rủi ro, cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, vừa đảm bảo tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN, vừa mở rộng cho vay các lĩnh vực có hiệu quả khác để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Chất lượng tín dụng được cải thiện. Hiện nay, tốc độ tăng nợ xấu đã giảm mạnh. Điều này một phần do các NHTMNN thực hiện cơ cấu lại nợ cũng như bán nợ qua VAMC.
2.4.2. Những hạn chế của các NHTMNN tại BR-VT
Chưa có biện pháp đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng
Lợi nhuận của các NHTMNN tại BR-VT chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Việc kinh doanh theo nghiệp vụ truyền thống và cổ điển, ngân hàng thu lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng; nhưng tín dụng lại chứa đựng nhiều rủi ro và bất trắc, do ngân hàng ở vào thế bị động khi cấp tín dụng cho khách hàng. Chỉ với tỷ lệ nợ khó đòi vượt quá mức cho phép (dưới 3%) từ 4-5% tổng dư nợ cũng đã làm cho các NHTM không còn lợi nhuận và mất dần vốn tự có.
- Đối với các NHTMNN tại BR-VT, hoạt động để mang lại lợi nhuận chủ yếu là hoạt động cấp tín dụng, chiếm đến hơn 90% lợi nhuận hàng năm. Qua số liệu phân tích ở trên, các NHTMNN tại BR-VT chưa mở rộng loại hình kinh doanh khác ngoài hoạt động tín dụng để nâng cao khả năng sinh lời. Trong khi đó tỉnh BR-VT
nhập khẩu, hoạt động kinh tế biển, các NHTMNN chưa phát triển các dịch vụ khác ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng như các dịch vụ sinh lời kèm theo việc cấp tín dụng như kinh doanh mua, bán ngoại tệ (mua bán giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tương lai) dịch vụ phái sinh, các dịch vụ tài chính doanh nghiệp, tư vấn tài chính.
Những bất cập trong công tác quản trị rủi ro của chính bản thân các ngân hàng thương mại nhà nước.
Hạn chế rõ nhất về quản trị rủi ro mà trước hết là quản lý tín dụng của các NHTMNN tại BR-VT chưa tốt. Theo báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra của NHNN tỉnh BR-VT trong giai đoạn năm 2010 – 2016, NHNN tỉnh BR-VT đã thực hiện 08 cuộc thanh tra theo kế hoạch và đột xuất đối với các NHTMNN nói trên, nội dung kiến nghị của các kết luận thanh tra trên cho thấy các NHTMNN tại BR-VT còn hiện tượng dễ dãi trong thẩm định hồ sơ tín dụng, chất lượng công tác thẩm định chưa tốt, còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nội dung đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay vốn, việc thẩm định, phân tích các thông tin do khách hàng cung cấp, thu thập tài liệu chưa được chặt chẽ, mục đích cho vay còn chung chung, không cụ thể, chưa giám sát được cơ sở trước khi giải ngân, giải ngân chủ yếu bằng tiền mặt nhưng chưa có giải pháp để giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng… làm cho nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng. Ngoài ra, hiện nay việc cho vay vẫn dựa trên giá trị tài sản bảo đảm là chủ yếu, không dựa trên phương án vay vốn và khả năng tài chính của khách hàng để tính toán đúng nhu cầu vay vốn của khách hàng nên dễ dẫn đến khả năng khách hàng không có khả năng tài chính để trả nợ, thị trường bất động sản đóng băng hoặc thời gian xử lý tài sản đảm bảo kéo dài dẫn đến các ngân hàng khó có khả năng xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu tổng quan về tình hình hoạt động cũng như thực trạng khả năng sinh lời của các NHTMNN tại BR-VT trong giai đoạn 2010 – 2016. Chương này đã dựa vào thực trạng chung về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đánh giá mặt được, mặt hạn chế ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTMNN. Đây là cơ sở cùng với các bằng chứng thực nghiệm ở chương 3 để tác giả tìm ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTMNN tại BR-VT và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lời cho các NHTMNN tại BR-VT.
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC TẠI BÀ RỊA – VŨNG TÀU