Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 89 - 90)

9. Kết cấu của luận văn

4.2. Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời của các NHTMNN tại BR-VT

4.2.4. Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTMNN tại BR-VT cần chú trọng hơn tới đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Phát triển đa dạng hoá loại hình dịch vụ ngân hàng là xu hướng tất yếu trong quá trình tiếp tục đổi mới của hệ thống NHTMNN tại BR-VT nói riêng và hệ thống ngân hàng tại tỉnh BR-VT nói chung.

- Để nâng cao khả năng sinh lời của các NHTMNN tại tỉnh BR-VT, các ngân hàng phải không ngừng mở rộng sang các hoạt động khác, nhất là hoạt động dịch vụ bên cạnh hoạt động tín dụng. Đây chính là xu thế phát triển tất yếu của các NHTMNN tại BR-VT nói riêng và hệ thống NHTM VN nói chung trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, cạnh tranh trong ngành ngày càng quyết liệt. Sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực nhưng vẫn đang còn manh mún, chưa mang tính đồng bộ và chưa tạo ra tiện ích có tính cạnh tranh cao. Do vậy, các ngân hàng cần phải chú trọng phát triển mảng dịch vụ và đưa ra một số giải pháp để phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện đại, tùy thuộc vào từng loại hình địch vụ cụ thể như thanh toán, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, dịch vụ cho thuê két sắt an toàn…

- Các NHTMNN tai BR-VT cần nghiên cứu, khai thác các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển từ đó nâng cao khả năng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác. Các quy trình nghiệp vụ, quy trình giao tiếp khách hàng cần được chuẩn hoá nhằm tạo thuận lợi cho giao dịch với khách hàng,

đảm bảo tính an toàn và quản lý rủi ro, phát triển với các sản phẩm mới. Do thị trường luôn biến đổi không ngừng thì những sản phẩm đặc thù có tính hỗ trợ cao sẽ tạo thế mạnh giúp tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM.

Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ: mở rộng mạng lưới dịch vụ cung cấp đến các trung tâm kinh tế lớn khu công nghiệp khu chế xuất. Nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ như: chuyển tiền điện tử, thanh toán, ATM, ngân quỹ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, bảo lãnh, bảo hiểm, tư vấn, giữ hộ tài sản, phát hành thẻ... Hình thành hệ thống chi nhánh tự động sử dụng các thiết bị ATM, home - banking, mobile - banking, cho phép kinh doanh trực tiếp giao dịch, hoạt động suốt ngày. Phát triển hệ thống phát hành và thanh toán thẻ các loại, đa dạng hoá các loại thẻ phát hành như thẻ tín dụng, thẻ nội địa, thẻ ghi Nợ, thẻ liên kết. Một biện pháp cụ thể mà tác giả đề cập ở bài nghiên cứu này là phát triển dịch vụ ngân hàng qua thiết bị di động đến từng vùng nông thôn, đây là phân khúc khách hàng chưa được nhiều ngân hàng chú ý đến. Vì vậy, các NHTMNN cần nâng cao chất lượng dịch vụ phù hợp với từng khu vực cụ thể, từng miền nông thôn cụ thể, đưa ra các chính sách hỗ trợ khách hàng trong việc tiếp xúc với dịch vụ ngân hàng qua thiết bị di động. Cần tạo thói quen và niềm tin cho người dân tại nông thôn đối với dịch vụ ngân hàng qua thiết bị di động. Thói quen sử dụng các thiết bị thông minh ngày càng nhiều chính là tiền đề cho các dịch vụ ngân hàng qua thiết bị di động phát triển, hay việc giảm các chi phí qua thiết bị di động nhằm khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)