Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 75 - 79)

9. Kết cấu của luận văn

3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Phần 3.4 đã tìm ra được các bằng chứng từ phân tích dữ liệu và phương pháp

định lượng, việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và chiều hướng tác động góp phần có quan điểm rõ ràng hơn trong thực trạng Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2010 – 2016 của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước. Kết quả thực nghiệm được trình bày ở phần 3.3 được tổng hợp thành bảng sau: Bảng 3.10: Tổng hợp bằng chứng thực nghiệm Biến độc lập Giả thuyết của đề tài

Yếu tố đại diện lợi nhuận NHTM.

ROA NIM

lta + (+)*** (+)**

loan + Chưa tìm thấy bằng

llptl - (-)* (-)***

liq + Chưa tìm thấy bằng

chứng Chưa tìm thấy bằng chứng ce - Chưa tìm thấy bằng chứng (+)*** nta + (+)*** (-)*** ir + (+)*** (+)** rgdp + Chưa tìm thấy bằng chứng Chưa tìm thấy bằng chứng *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

3.5.1. Quy mô tài sản ngân hàng (LTA):

Kết quả thực nghiệm chấp nhận giả thuyết H1 trong cả hai yếu tố đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng sử dụng trong bài nghiên cứu. Kết luận quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả này đồng nhất với quan điểm của Nesrine Ayadi và Younès Boujelbene (2012), Gul, Irshad và Zaman(2011), Ameur và Mhiri (2013). Quan điểm này cho rằng ngân hàng có quy mô càng lớn thì càng có nhiều vốn để giải ngân cho vay khách hàng và từ đó tăng lợi nhuận từ các khoản cho vay. Thực nghiệm này còn phù hợp với lý thuyết kinh tế học vĩ mô. Ưu thế về quy mô của doanh nhiệp nói chung và ngân hàng nói riêng chỉ ra rằng doanh nghiệp sẽ được lợi khi tăng trưởng quy mô trong một giới hạn nhất định, mang lại ưu thế cho doanh nhiệp trong sự cạnh tranh, cũng như sự hiệu quả trong hoạt động. Thực nghiệm này cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu 2010 -2016 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các ngân hàng có quy mô lớn có lợi nhuận tốt hơn các ngân hàng nhỏ.

3.5.2. Cấu trúc tài sản (LOAN) :

Nghiên cứu chưa tìm ra mối tương quan giữa biến cấu trúc tài sản và biến ROA và NIM. Điều này có nghĩa là không phải ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay nhiều thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng cao vì hoạt động cho vay mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng từ rủi ro khách quan như tình hình kinh

tế khó khăn tới rủi ro chủ quan như cho vay chưa đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Kết quả này phù hợp với TS.Thân Thị Thu Thủy (2014), Heffernan và Maggie Fu (2007).

3.5.3. Rủi ro tín dụng (LLPTL):

Kết quả nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H3: Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều tới lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ tín dụng được xem là thu nhập chính của ngân hàng thương mại, thực trạng báo cáo tài chính cho thấy tín dụng vẫn là thu nhập chính của các NHTMNN tại BR-VT trong giai đoạn nghiên cứu. Nếu tăng trưởng tín dụng không đi cùng với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng thì rủi ro tín dụng sẽ gia tăng. Khi rủi ro tín dụng liên quan đến các khoản vay càng lớn sẽ là vấn đề khó khăn trong việc tăng lợi nhuận của ngân hàng khi các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn và giảm lợi nhuận của ngân hàng. Thực trạng cho thấy trong giai đoạn các ngân hàng phải trích lập dự phòng tín dụng do ngân hàng nhà nước thay đổi quy định lợi nhuận ngân hàng đã giảm rõ rệt từ năm 2011 trở về sau. Kết quả này phù hợp thực trạng nợ xấu nổi bật trong giai đoạn nghiên cứu, chất lượng của các khoản cho vay cũng là yếu tố quan trọng tác động tới lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Bằng chứng thực nghiệm tại Bà Rịa – Vũng Tàu củng cố kết quả nghiên cứu của Miller và Noulas (1997), Duca và MCLaughlin (1990).

3.5.4. Rủi ro thanh khoản (LIQ):

Kết quả nghiên cứu chưa tìm ra mối tương quan giữa biến rủi ro thanh khoản và biến khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong giai đoạn nghiên cứu, biến rủi ro thanh khoản không có chiều hướng tác động cụ thể đến khả năng sinh lời của các NHTMNN tại BR-VT.

3.5.5. Chi phí hoạt động (CE):

Bác bỏ giả thuyết H5, nghiên cứu tìm thấy bằng chứng chi phí hoạt động tác động cùng chiều tới lợi nhuận ngân hàng thương mại ở chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập lãi

cận biên càng lớn, bằng chứng này cũng cố quan điểm của các tác giả Molyneux và Thornton (1992), Yong Tan và Christos Floros (2012), khi cạnh tranh nhân lực xảy ra, việc tăng chi phí tiền lương, thưởng, phụ cấp, các hoạt động quảng bá thương hiệu hiệu quả trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ thúc đẩy lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu này cũng ủng hộ học thuyết về tiền lương: lương tăng thì năng suất lao động cũng tăng. Trong điều kiện kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với sự gia tăng cạnh tranh ngày càng lớn, trong khi luôn thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao ngành ngân hàng, số lượng những nhân viên tín dụng hiệu quả nắm giữ các khách hàng lớn không nhiều. Thu hút được đội ngũ nhân viên tín dụng mang lại nhiều khách hàng lớn, những nhân viên quản lý và nghiệp vụ khác chuyên nghiệp và làm việc năng suất cao khi tăng lương, thưởng, tăng chi phí hoạt động là yếu tố thúc đẩy tăng lợi nhuận ngân hàng.

3.5.6. Đa dạng hóa thu nhập (NTA):

Kết quả nghiên cứu chấp nhận một phần giả thuyết H6: Đa dạng hóa thu nhập tác động cùng chiều với biến phụ thuộc ROA với mức ý nghĩa với độ tin cậy 10% nhưng tác động ngược chiều với biến NIM với mức ý nghĩa 10%. Khi thu nhập ngoài lãi tăng làm tăng lợi nhuận ngân hàng tăng nhưng NIM lại giảm là do khi NHTM mở rộng sản phẩm dịch vụ của mình sẽ không tập trung quá nhiều vào hoạt động tín dụng làm lợi nhuận từ hoạt động này giảm. Vì thế, các NHTM cần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, phát triển các sản phẩm dịch vụ khác như: thanh toán, ngân hàng điện tử, ngoại hối…nhằm tạo ra các nguồn thu nhập khác cho ngân hàng để ngân hàng có đủ khả năng chống chọi với rủi ro có thể xảy ra. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Yong Tan và Christos Floros (2012), Fadzlan Sufian (2011).

3.5.7. Lạm phát (IR):

Kết quả nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H7: Bằng chứng thực nghiệm tại các NHTMNN tại BR-VT trong giai đoạn 2010– 2016 chỉ ra rằng biến lạm phát có tác động cùng chiều với ROA và NIM với mức ý nghĩa là 1%. Kết quả này phù hợp với quan điểm Perry (1992) và Chua (2013).

3.5.8. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm (RGDP): (RGDP):

Nghiên cứu không tìm ra mối tương quan tác động giữa tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tại BR-VT và khả năng sinh lời của các NHTMNN tại BR-VT trong giai đoạn 2010-2016 (H8).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)