KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh văn lang (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ

ALPHA

Khi đo lường độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha, nghiên cứu tiến hành đo lường cho từng biến độc lập. Dữ liệu sau khi được làm sạch sẽ được đưa vào kiểm định Cronbach's Alpha. Dưới đây là kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo nhân tố "Danh tiếng của ngân hàng" từ phần mềm SPSS.

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha của nhân tố "Danh tiếng ngân hàng"

Thống kê độ tin cậy

Cronbach's Alpha Tổng số biến

.728 4 Tổng số liệu thống kê Tỷ lệ trung bình nếu biến bị loại Tỷ lệ phương sai nếu biến bị

loại

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu biến bị

loại

DT1 6.23 4.635 .450 .706

DT2 5.87 4.055 .512 .671

DT3 6.12 3.832 .561 .641

DT4 6.17 3.702 .557 .644

(Nguồn: Kết quả sử lý số liệu trên SPSS) Kết quả cho thấy hệ số Cronbach's Alpha của biến "Danh tiếng của ngân hàng" là 0.728 > 0.6. Các tương quan biến tổng đều lớn 0.3. Như vậy không có biến quan sát nào bị loại bỏ và độ tin cậy của thang đo là đạt yêu cầu.

Tương tự, khi kiểm định nhân tố "Sự thuận tiện", kết quả thu được như bảng 4.3

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha của nhân tố "Sự thuận tiện" Thống kê độ tin cậy

Cronbach's Alpha Tổng số biến

.692 5 Tổng số liệu thống kê Tỷ lệ trung bình nếu biến bị loại Tỷ lệ phương sai nếu biến bị

loại

Tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu biến bị

loại TT1 9.67 11.827 .182 .728 TT2 9.11 9.539 .324 .701 TT3 9.38 9.898 .410 .658 TT4 8.96 7.530 .717 .509 TT5 8.78 7.603 .633 .549

(Nguồn: Kết quả sử lý số liệu trên SPSS) Mặc dù hệ số Cronbach's Alpha của thang đo là 0.692 (> 0.6) nhưng biến quan sát TT1 lại có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 (tương quan biến tổng = 0.182), do đó sẽ loại bỏ biến quan sát TT1 và tiến hành kiểm định lại nhân tố "Sự thuận tiện" với 4 biến quan sát còn lại. Kết quả thu về hệ số Cronbach's Alpha của thang đo đã được nâng lên thành 0.728 (> 0.6) và hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát TT3 là thấp nhất, 0.365 > 0.3. Như vậy, độ tin cậy của thang đo "Sự thuận tiện" sau khi loại bỏ biến quan sát TT1 là đạt yêu cầu. Tiếp tục kiểm định cho các nhân tố còn lại (Phụ lục 3) thu được kết quả như bảng 4.4.

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha STT Nhân tố Số biến STT Nhân tố Số biến quan sát Hệ số Cronbach' Alpha Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất

1 Danh tiếng của ngân hàng 4 0.728 0.450

2 Chất lượng nhân viên 6 0.903 0.659

3 Lợi ích sản phẩm dịch vụ 4 0.782 0.507

4 Sự thuận tiện 4 0.728 0.365

5 Cơ sở vật chất hữu hình 4 0.830 0.525

6 Ảnh hưởng của người

xung quanh 4 0.784 0.540

(Nguồn: Kết quả sử lý số liệu trên SPSS) Qua kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo ở bảng 4.4 ta thấy hệ số Cronbach's Alpha của các biến độc lập đều lớn hơn 0.6. Như vậy, hệ thống thang đo bao gồm 6 nhân tố với tổng số 26 biến quan sát là đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh văn lang (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)