CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
Kết quả phân tích nhân tố EFA
Lần 1: Hệ số KMO = 0.890 (> 0.5), kiểm định Bartlett's Test có Sig. = 0.00 (<
0.05), có tổng cộng 5 nhân tố được rút ra với khả năng giải thích được 63.220% biến thiên của dữ liệu (> 50%). Tuy nhiên, biến quan sát VC1 không thể hiện được hệ tố tải nhân tố. Do đó, biến VC1 sẽ bị loại ra ở lần phân tích thứ 2.
Lần 2: Hệ số KMO = 0.886 (> 0.5), kiểm định Bartlett's Test có Sig. = 0.00 (<
0.05), có tổng cộng 5 nhân tố được rút ra với khả năng giải thích được 64.168% biến thiên của dữ liệu (> 50%). Tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5. Kết quả thu về như bảng 4.5.
Bảng 4.5 Kết quả ma trận nhân tố
STT Tên biến Diễn giải 1 2 3 4 5
1 NV2 Mức độ am hiểu sản phẩm của nhân viên
0.797
2 NV6 Tinh thần trách nhiệm của nhân viên
0.796
3 NV1 Tác phong nhân viên 0.795 4 NV5 Sự chăm sóc khách
hàng và tiếp thị sản phẩm mới của nhân viên
0.778
5 NV4 Năng lực giải quyết hồ sơ của nhân viên
0.765
6 NV3 Sự tư vấn tận tình của nhân viên
0.694
7 LI4 Thủ tục vay vốn đơn giản
0.717
8 DT4 Ngân hàng thực hiện đúng cam kết
0.710
9 LI2 Lãi suất cạnh tranh 0.681
10 LI1 Sản phẩm đa dạng 0.668
11 LI3 Chi phí giao dịch thấp 0.648 12 DT3 Sự tín nhiệm của khách
hàng
0.604
13 DT2 Thông tin tích cực 0.551
15 AH3 Sự khen ngợi của người quen
0.761
16 AH4 Sự thuyết phục của nhân viên
0.706
17 AH1 Sự giới thiệu của người thân
0.697
18 TT3 Sự phổ biến của máy ATM
0.687
19 AH2 Sự giới thiệu của người quen 0.542 20 VC4 Trụ sở khang trang, rộng rãi 0.835 21 VC2 Bầu không khí lịch sự 0.748
22 VC3 Quảng cáo thu hút 0.728
23 TT2 Thời gian giao dịch thuận tiện
0.803
24 TT4 Vị trí ra, vào dễ dàng 0.779
25 TT5 Bãi xe rộng rãi 0.716
(Nguồn: Kết quả sử lý số liệu trên SPSS) Như vậy, kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phương pháp Principal components kết hợp phép xoay Varimax đã rút trích được các nhóm nhân tố mới, xác định tên các nhân tố như sau:
X1: Chất lượng nhân viên, bao gồm các biến quan sát NV2, NV6, NV1, NV5, NV4, NV3
X2: Lợi ích sản phẩm dịch vụ, bao gồm các biến quan sát LI4, DT4, LI2, LI1, LI3, DT3, DT2, DT1
X4: Cơ sở vật chất hữu hình, bao gồm các biến quan sát VC4, VC2, VC3 X5: Sự thuận tiện, bao gồm các biến quan sát TT2, TT4, TT5
Tiến hành kiểm định mức độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach's Alpha đối với các nhóm nhân tố mới. Kết quả thu về ở bảng 4.6.
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha của các biến được rút trích
STT Nhân tố Số biến quan sát Hệ số Cronbach' Alpha Hệ số tương quan biến tổng thấp nhất
1 Chất lượng nhân viên (X1) 6 0.903 0.659 2 Lợi ích sản phẩm dịch vụ (X2) 8 0.853 0.458 3 Ảnh hưởng bên ngoài (X3) 5 0.832 0.508 4 Cơ sở vật chất hữu hình(X4) 3 0.843 0.618
5 Sự thuận tiện (X5) 3 0.745 0.447
(Nguồn: Kết quả sử lý số liệu trên SPSS) Theo kết quả kiểm định, các nhân tố đều có hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0.6 và các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Như vậy, hệ thống thang đo gồm 5 nhân tố với 25 biến quan sát là đáng tin cậy.
Từ kết quả phân tích nhân tố EFA, mô hình nghiên cứu được điều chỉnh như sau:
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của KHCN đối với dịch vụ tín dụng tại ACB - Chi nhánh Văn Lang sau khi điều chỉnh
Các giả thuyết nghiên cứu:
(H1): Chất lượng nhân viên có tác động tích cực đến sự lựa chọn của KHCN đối với dịch vụ tín dụng tại ACB - Chi nhánh Văn Lang.
(H2): Lợi ích sản phẩm dịch vụ có tác động tích cực đến sự lựa chọn của KHCN đối với dịch vụ tín dụng tại ACB - Chi nhánh Văn Lang.
(H3): Ảnh hưởng từ bên ngoài có tác động tích cực đến sự lựa chọn của KHCN đối với dịch vụ tín dụng tại ACB - Chi nhánh Văn Lang.
(H4): Cơ sở vật chất hữu hình có tác động tích cực đến sự lựa chọn của KHCN đối với dịch vụ tín dụng tại ACB - Chi nhánh Văn Lang.
(H5): Sự thuận tiện có tác động tích cực đến sự lựa chọn của KHCN đối với dịch vụ tín dụng tại ACB - Chi nhánh Văn Lang.