ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở việt nam (Trang 78 - 80)

SINH CỦA CHÍNH PHỦ

Để định hướng những giai đoạn chuẩn bị và phát triển TTCKPS trong giai đoạn 2011-2020 vào ngày 11/3/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 366/QĐ-TTg phê duyệt “ Đề án xây dựng và phát triển TTCKPS Việt Nam”.

Tại Quyết định 366/QĐ-TTg, các nội dung chủ yếu của Đề án đã được phê duyệt: Quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu xây dựng TTCK phái sinh; Phương án xây dựng TTCK phái sinh; Lộ trình phát triển và việc tổ chức thực hiện. Giai đoạn 1 (2013- 2015): Xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật để vận hành TTCKPS. Giai đoạn 2 (2016-2020): Tổ chức giao dịch các chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán. Giai đoạn 3 (sau 2020): Phát triển TTCKPS dựa trên tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế. Chủ trương của Chính phủ là không để TTCK phái sinh tự do hình thành và hoạt động tự phát mà xây dựng TTCK phái sinh theo mô hình tập trung ngay từ đầu, thống nhất dưới sự quản lý của Nhà nước. Phát triển TTCK phái sinh được triển khai theo một lộ trình cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với sự phát triển của TTCK nói chung và nhu cầu thị trường. Trong giai đoạn đầu, tổ chức giao dịch các Hợp đồng tương lai, Hợp đồng quyền chọn dựa trên chỉ số thị trường chứng khoán, trái phiếu Chính phủ và cổ phiếu niêm yết. Về dài hạn, tổ chức giao dịch các công cụ phái sinh dựa trên các tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế như hợp đồng tương lai tiền tệ và hàng hóa. Mục tiêu nhằm đa dạng hóa các sản phẩm giao dịch, đáp ứng nhu cầu đầu tư và quản lý rủi ro của nhà đầu tư, tăng tính cạnh tranh của thị trường chứng khoán Việt Nam và từng bước hội nhập sâu hơn với các thị trường chứng khoán trong khu vực và trên thế giới.

Theo “ Đề án xây dựng và phát triển TTCKPS Việt Nam” sẽ tổ chức hợp nhất hai SGDCK hiện nay là SGDCK Hà Nội và SGDCK TPHCM để thành lập SGDCK

Việt Nam. Thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh cũng như thị trường chứng khoán cơ sở sẽ là một bộ phận trong SGDCK Việt Nam. Trung tâm thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh được tổ chức tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, thực hiện chức năng thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán phái sinh. Thành viên trên TTCK phái sinh bao gồm cả công ty chứng khoán và ngân hàng thương mại đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của luật chứng khoán, thông tư, nghị định. Trong đó, ngân hàng thương mại được phép giao dịch và thanh toán cho các chứng khoán phái sinh trên trái phiếu. UBCKNN là cơ quan quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động trên TTCK phái sinh.

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai trương TTCKPS, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã đề ra những nhiệm vụ sắp tới để phát triển TTCKPS gồm :

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách trên tinh thần phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước và thông lệ quốc tế để tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính của đất nước; trong đó tập trung xây dựng đề án phát triển TTCK đến năm 2020 tầm nhìn 2030, trình Chính phủ phương án cụ thể hợp nhất 2 Sở GDCK theo chỉ đạo của thường trực Chính phủ và sửa đổi luật chứng khoán. Khi sửa đổi Luật Chứng khoán cần lưu ý đến các sản phẩm phái sinh và TTCK phái sinh để tạo cơ sở pháp lý chắc chắn cho phát triển sau này.

Thứ hai, vận hành thị trường chứng khoán phái sinh phải một cách bền vững, đảm bảo an toàn công bằng và hiệu quả với nhiều cấp độ, đa dạng hóa các loại sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với mức độ phát triển TTCK. Sau sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30 khai trương hôm nay, cần sớm nghiên cứu thời điểm thích hợp để đưa các sản phẩm phái sinh trái phiếu chính phủ và sản phẩm quyền chọn đưa vào thực tiễn.

Thứ ba, tăng cường quản lý và giám sát TTCK phái sinh đảm bảo khả năng phòng ngừa rủi ro cho hệ thống tài chính, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.

Thứ tư, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ giao dịch và thanh toán bù trừ để bảo đảm an toàn, ổn định của thị trường, có khả năng kết nối, đồng bộ với các hệ thống giao dịch và giám sát thị trường.

Thứ năm, ưu tiên đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao ở các cấp độ: cơ quan quản lý, công ty chứng khoán, thành viên bù trừ, nhân viên nghiệp vụ. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và đào tạo để công chúng đầu tư sớm tiếp cận và tham gia tích cực vào TTCK phái sinh.

Thứ sáu, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực.

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ

PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở việt nam (Trang 78 - 80)