QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở việt nam (Trang 48 - 53)

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2017

2.1.1 Sơ lược các văn bản pháp luật tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam. triển của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam.

Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007 và Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2011.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó có nội dung xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh.

Trong “Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011-2020” ban hành kèm theo theo Quyết định 252/2012/QĐ-TTg ngày 1/3/2012, Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu: Xây dựng TTCKPS được chuẩn hóa theo hướng phát triển các công cụ từ đơn giản đến phức tạp; Về dài hạn cần thống nhất hoạt động thị trường phái sinh có công cụ gốc là chứng khoán, hàng hóa và tiền tệ.

Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định 366/ QĐ-TTg ngày 11/03/2014 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển TTCKPS Việt Nam với mục tiêu và lộ trình chi tiết. Chính phủ đã đề ra chủ trương xây dựng TTCKPS theo mô hình tập trung, hoạt động thống nhất dưới sự quản lý của Nhà nước, hạn chế sự hình thành và hoạt động một cách tự phát của TTCKPS tự do.

Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 11/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển TTCK phái sinh Việt Nam. Theo đó, lộ trình phát triển thị trường CKPS được chia 3 giai đoạn như sau:

Trước khi đến 2016, xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện cơ sở vật chất, công nghệ, bao gồm: Hệ thống giao dịch, thanh toán bù trừ CKPS, hệ thống giám sát và công bố thông tin tại các Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK), Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) và thành viên thị trường, bảo đảm phù hợp với các sản phẩm phái sinh cơ bản và chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để đưa vào hoạt động.

Giai đoạn 2016-2020: Tổ chức vận hành thị trường CKPS. Trước mắt là các sản phẩm phái sinh dựa trên chỉ số chứng khoán, trái phiếu chính phủ và cổ phiếu.

Giai đoạn sau 2020: Về dài hạn các công cụ tài chính là hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn dựa trên tài sản cơ sở là cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai tiền tệ và hàng hóa sẽ tập trung giao dịch thống nhất trên SGDCK. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường CKPS. Mở rộng đối tượng thành viên tham gia thị trường, cải tiến hạ tầng công nghệ, nâng cao chất lượng cơ sở NĐT, tiến tới xây dựng một thị trường CKPS thống nhất dựa trên các tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế, hoạt động công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính.

Luật chứng khoán đã có những khái niệm ban đầu về chứng khoán phái sinh; Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2015/NĐ-CP ngày 05/05/2015 về chứng khoán phái sinh và TTCKPS với các quy định khung rất cơ bản về thiết kế, niêm yết sản phẩm, tổ chức giao dịch và thanh toán, công bố thông tin và quản lý giám sát trên TTCKPS.

Riêng năm 2016, Chính phủ ban hành Thông tư 107/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 hướng dẫn chào bán vào giao dịch chứng quyền. Đây là cơ sở pháp lý để có thể phát triển thêm một sản phẩm trên thị trường chứng khoán phái sinh.

Dưới Nghị định, Bộ Tài chính cũng đã ban hành các Thông tư hướng dẫn đó là Thông tư 11/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 hướng dẫn một số điều của Nghị định 42/2015/NĐ-CP ngày 05/05/2015 về chứng khoán phái sinh và TTCKPS. Hướng dẫn chi tiết cho 2 sản phẩm đầu tiên là Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán và Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ.

Thông tư 23/2017/TT-BTC ngày 16/3/2017 sửa đổi một số điều của Thông tư 11/2016/TT-BTC tháo gỡ một số vướng mắc trong quá trình chuẩn bị triển khai TTCKPS.

2.1.2 Tình hoạt động của thị trường phái sinh Việt Nam trong 2017

Sau hơn 17 năm thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán phái sinh được ra đời 10/8/2017. Phát biểu tại buỗi lễ ra mắt TTCKPS, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định “Sự ra đời của thị trường phái sinh là cần thiết, tất yếu nhằm hoàn thiện cấu trúc của thị trường tài chính và nằm trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Tuy là thị trường với các sản phẩm phức tạp, nhưng sẽ giúp các nhà đầu tư phân tán và phòng ngừa rủi ro, đồng thời giúp đa dạng hóa sản phẩm đầu tư”.

Ngày 19/05/2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh cho 5 công ty chứng khoán (CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS), CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI), CTCP Chứng khoán VNDIRECT (VND), CTCP Chứng khoán MB (MBS)). Các công ty chứng khoán này được phép thực hiện gồm môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh và tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh.

Trung tâm Lưu ký (VSD) đến thời điểm này, VSD đã cấp Giấy chứng nhận thành viên bù trừ cho 7 công ty chứng khoán (CTCK): CTCK Sài gòn (SSI), CTCK VNDIRECT, CTCK TP. HCM (HSC), CTCK Ngân hàng Quân đội (MBS), CTCK Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS), CTCK Bản Việt (VCSC). Trong đó, MBS là thành viên giao dịch; các CTCK còn lại vừa là thành viên giao dịch, vừa là thành viên bù trừ.

NHTM muốn tham gia TTCK phái sinh còn cần nhận được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. UBCK đã chấp thuận VietinBank là ngân hàng thanh toán đối với giao dịch chứng khoán phái sinh.

Ngày 21/12/2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và chương trình công tác năm 2018. Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà nhận định: “Thị trường chứng khoán phái sinh mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2017 nhưng đã chứng tỏ sức hấp dẫn với nhà đầu tư với tổng khối lượng giao dịch đạt 946,326 hợp đồng tương ứng với tổng giá trị giao dịch theo quy mô danh nghĩa hợp đồng đạt 80,899 tỷ đồng và có 15,808 tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh được mở, gấp đôi so với cuối tháng 8/2017 (tháng đầu tiên mở cửa thị trường)”.

Bảng 2.1.2. 1 Khối lượng và giá trị giao dịch phái sinh 2017

TT Chỉ tiêu Đơn vị Tháng 8 (từ 10/8) Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng 1 Khối lượng giao dịch Hợp đồng 58.444 131.903 238.330 320.064 357.612 1.106.353 2 Giá trị giao dịch Tỷ đồng 4.363 10.299 19.370 28.484 33.782 96.298 3 Khối lượng OI (cuối kỳ) Hợp đồng 2.166 3.275 3.949 8.122 8.077 Nguồn: VietNambiz

Kể từ ngày 10/8 thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam ra đời, TTCKPS ghi nhận những sự tăng trưởng ổn định về cả số lượng hợp đồng, khối lượng giao dịch. Ở thời điểm cuối tháng 12/2017, có 4 mã hợp đồng được giao dịch là VN30F1801, VN30F1802, VN30F1803 và VN30F1806 đáo hạn vào tháng 1, tháng 2, tháng 3 và tháng 6/2018.

Hình 2.1.2.1Khối lượng giao dịch phái sinh 2017

Nguồn: HNX

Theo HNX: số lượng tài khoản giao dịch phái sinh liên tục được mở, trung bình mỗi ngày có 169 tài khoản mới. Tính đến ngày 29/12/2017, đã có 17.116 tài khoản giao dịch phái sinh được mở. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước (97,68%), nhà đầu tư tổ chức trong nước chỉ chiếm khoảng 2,21%, hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán chiếm 1,97% khối lượng giao dịch toàn thị trường.

Ở buổi khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2018 tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu rằng: “ Các cơ quan ban ngành cần tiếp tục triển khai phát triển sản phẩm mới, đưa chứng quyền đảm bảo giao dịch tại HOSE vào cuối quý I, triển khai hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ trong quý III/2018. Đồng thời, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật đưa kênh trái phiếu doanh nghiệp vào giao dịch từ năm 2019, tạo thêm một kênh huy động vốn cho các công ty”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở việt nam (Trang 48 - 53)