Định chế tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở việt nam (Trang 73 - 76)

2.4 THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

2.4.4 Định chế tài chính

10/8/2017, TTCKPS ra đời, 7 công ty chứng khoán được phép làm thành viên giao dịch đã không ngừng nỗ lực và tăng thị phần của mình trên thị trường. Mục tiêu nhằm tăng sự tín nhiệm của nhà đầu tư, tăng sự cạnh tranh và tạo sự hấp dẫn trên thị trường. Cụ thể, trong năm 2017, CTCK Sài Gòn (SSI) dẫn đầu thị phần môi giới

hợp đồng tương lai trên thị trường chứng khoán phái sinh với tỷ lệ 28.28%, CTCK TPHCM (HSC, HCM) 22.57%, CTCK VNDirect (VND) 20.98%.’

Bảng 2.4.4. 1 Thị phần môi giới HĐTL của CTCK trong năm 2017

STT Tên CTCK Thị phần (%)

1 Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn 28.28%

2 Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 22.57%

3 Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT 20.98%

4 Công ty Cổ phần Chứng khoán MB 11.37%

5 Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam 8.47%

6 Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt 4.70%

7 Công ty Cổ phần chứng khoán NHTMCP Việt Nam Thịnh

Vượng 3.63%

Nguồn: HaNoi Stock Exchange

TTCKPS còn mới nên các công ty chứng khoán không thể tránh những sai sót xảy ra. Ngày 1/11/2017, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã có quyết định về việc khiển trách đối với thành viên bù trừ là Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Công ty Chứng khoán VNDirect (VND), do trong tháng 10/2017 đã có nhiều lần vi phạm tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ trên tài khoản nhà đầu tư khi thực hiện các giao dịch chứng khoán phái sinh. Theo VietNambiz đưa tin: Trong phiên giao dịch (29/1/2018), nhiều nhà đầu tư thất vọng vì trạng thái giao dịch phái sinh rất chập chờn ở hệ thống SSI. Nhà đầu tư không thể thực hiện được được các lệnh mua bán, thậm chí thông tin về tài khoản, số dư tài khoản hay hợp đồng giao dịch đều không hiển thị. Chính vì thế, ảnh hưởng rất lớn đến NĐT, chỉ số chứng khoán biến động rất nhanh, qua 1s thì có thể NĐT mất đi cơ hội kiếm lời hoặc mất đi cơ hội phòng ngừa danh mục đầu tư của mình.

Theo báo cáo HNX (29/12/2017), hoạt động giao dịch phái sinh tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước (97,68%), nhà đầu tư tổ chức trong nước chỉ chiếm khoảng 2,21%, hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán chiếm 1,97% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Về nhà đầu tư tổ chức và các công ty chứng khoán tham gia TTCKPS ít, một lãnh đạo HNX trả lời phỏng vấn trên trang báo Đầu tư chứng khoán cho rằng, nguyên nhân khách quan là:

Thứ nhất, thị trường cơ sở tính từ thời điểm TTCK phái sinh mở cửa tháng 8/2017 đến nay liên tục tăng điểm, đồng thời các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam theo báo đều lành mạnh, dự báo nền kinh tế và TTCK tiếp tục tăng nên nhu cầu sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro của các NĐT tổ chức chưa xuất hiện. Ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm cũng chưa có nhu cầu sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro do danh mục cổ phiếu hiện tại là không đáng kể. Trong khi đó, do có một số vướng mắc nên hiện chưa có ngân hàng thương mại nào được Ngân hàng Nhà nước cấp phép tham gia TTCK phái sinh.

Thứ hai, số lượng công ty được phép tham gia TTCK phái sinh chưa nhiều và chủ yếu tập trung vào việc cung cấp dịch vụ, hoạt động tự doanh vẫn trong tình trạng thăm dò. Cho đến hiện nay, chỉ có duy nhất 7 công ty chứng khoán đủ điều kiện tham gia TTCKPS.

Thứ ba, các quỹ đầu tư nội, lãnh đạo một công ty quản lý quỹ phản ánh: “ Các quỹ hiện chưa thể tham gia TTCK phái sinh do ngân hàng giám sát chưa tạo điều kiện đối soát dữ liệu tài sản ký quỹ với CTCK nơi công ty quản lý quỹ mở tài khoản giao dịch. Các công ty quản lý quỹ đang trông đợi cơ quan quản lý đưa ra hướng dẫn mang tính kỹ thuật để thúc đẩy ngân hàng giám sát định hình cơ chế đối soát dữ liệu với CTCK về tài sản ký quỹ của công ty quản lý quỹ, qua đó mở đường cho quỹ đầu tư tham gia TTCK phái sinh”.

Theo TS. Trần Đắc Sinh (2011): “ Giao dịch chứng khoán phái sinh. Nhu cầu thị trường và các bước đi cần thiết” đăng trong tạp chí “ Các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô” nhận định rằng: “ Tỷ lệ nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư tổ chức vẫn còn quá ít, trong khi đây là một trong những nhân tố cần thiết để TTCKPS hoạt động và phát triển. Vì trong giao dịch quyền chọn, thực tiễn thế giới cho thấy bên bán quyền chọn thường là các ngân hàng đầu tư, các nhà đầu tư tổ chức vốn am hiểu về quản trị rủi ro cũng như nắm giữ các danh mục đầu tư đa dạng, trong khi bên mua thường là nhà đầu tư cá nhân. Nếu ít nhà đầu tư tổ chức thì tính thanh khoản của quyền chọn sẽ không cao”. “Văn hóa quản trị rủi ro chưa hình thành

trong đầu tư chứng khoán và quản trị doanh nghiệp. Công tác quản trị rủi ro trong các tổ chức, doanh nghiệp chưa được chú trọng”.

Hiện nay, chỉ có 7 công ty chứng khoán được quyền tham gia các hoạt động CKPS: tự doanh, tư vấn và môi giới. Các công ty chứng khoán này đã chuẩn bị tương đối đủ nguồn lực: nhân lực, thỏa mãn các yêu cầu về vốn và công nghệ. Đây là một tư thế sẵn sàng khi tham gia vào một thị trường mới. Số lượng các công ty chứng khoán được quyền tham gia còn ít vừa có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho UBCKNN giám sát các hoạt động và xây dựng những công ty chứng khoán tiên phong. Về mặt tiêu cực, số lượng công ty chứng khoán còn ít sẽ tạo ít sự lựa chọn cho nhà đầu tư. Mặt hạn chế của các tổ chức tài chính: chưa tham gia tích cực TTCKPS, nguồn lực còn hạn chế (số lượng nhân viên có kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, còn cần qua đào tạo, vi phạm một số quy định...) và còn gặp nhiều ràng buộc pháp lí khi các tổ chức tài chính tham gia. Chính những điều này, cản trở rất nhiều đến sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)