9. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
2.3 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY BẤT ĐỘNG
2.3.4 Công tác kiểm tra, giám sát rủi ro cho vay BĐS
dụng thực hiện khá đa dạng, có thể đột ngột và trực tiếp, cũng có thể có tính định kỳ, có lập kế hoạch cụ thể, chi tiết, rõ ràng.
Kiểm tra, giám sát đƣợc thực hiện tại ba khâu: kiểm tra trƣớc khi cho vay, kiểm tra giám sát trong khi cho vay và kiểm tra giám sát sau khi cho vay.
Nội dung kiểm tra, giám sát chủ yếu tại các nội dung cơ bản bao gồm:
- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay theo mục đích và tài sản bảo đảm đã đƣợc thể hiện trong hợp đồng tín dụng.
- Kiểm tra, giám sát các biện pháp tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện dự án, phƣơng án, đánh giá hiệu quả của dự án, phƣơng án vay vón.
- Kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng vay, phân tích báo cáo tài chính và đánh giá tiến độ trả nợ của khách hàng.
Qua việc giám sát phát hiện tỷ lệ mục đích sử dụng vốn bị sai mục đích chỉ chiếm 0.05% hồ sơ tín dụng, trong khi đó rủi ro về tài sản bảo đảm chiếm tới 15% hồ sơ tín dụng có tài sản bảo đảm là BĐS. Trong đó rủi ro phần lớn là do giá trị tái sản bảo đảm bị suy giảm chiếm 10%, rủi ro do mất thanh khoản của tài sản bảo đảm là 3% còn lại rủi ro do sai sót trong khâu thẩm định pháp lý (tranh chấp về tài sản) của tài sản bảo đảm chiếm 2%. (Nguồn: Phòng quản lý rủi ro ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Bến Thành). Nhƣ vậy, qua công tác giám sát cho thấy hoạt động thẩm định giá có ý nghĩa đặc biệt trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Việc thẩm định giá đúng quy trình và chặt chẽ khoa học sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay BĐS.