Dấu hiệu nhận biết kiệt quệ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường nguy cơ kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3. Dấu hiệu nhận biết kiệt quệ tài chính

Hầu hết các vấn đề của doanh nghiệp đều được thể hiện thông qua các chỉ số tài chính. Beaver và Altman (1968) nhận định rằng: Ngay trước giai đoạn doanh nghiệp bị phá sản, có một sự khác biệt ở các tỷ số tài chính giữa doanh nghiệp thất

bại và doanh nghiệp bình thường, chúng có xu hướng suy giảm đáng kể so với giá trị trung bình và mức độ suy giảm ngày càng tăng khi tình trạng kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp càng trầm trọng. Để đánh giá các vấn đề của một công ty đang lâm vào khủng hoảng Altman và Beaver (1968) đã đưa ra hệ thống 22 chỉ số phân thành 5 nhóm, bao gồm:

Nhóm chỉ số đòn bẩy như hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu, nợ/tổng tài sản,

khả năng thanh toán lãi vay… Một cấu trúc vốn thâm dụng nợ có thể là một cấu trúc vốn hướng tới mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp nhưng cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Một khi sử dụng nợ không dựa trên những phân tích phù hợp với chu kỳ sống, đặc điểm công ty cộng với đầu tư vào những dự án kém hiệu quả thì có khả năng doanh nghiệp bị phá sản.

Nhóm chỉ số khả năng thanh khoản như vốn lưu động/tổng tài sản, tài sản ngắn hạn/tổng tài sản, các khoản phải thu, hàng tồn kho, … đánh giá được khả năng giải quyết các khoản nợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể xoay xở được các khoản nợ trong ngắn hạn vòng quay tài sản và chu kỳ kinh doanh quá dài rất dễ dẫn đến phá sản.

Nhóm chỉ số đánh giá mức tín nhiệm doanh nghiệp như thị giá của cổ phiếu, giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu, ... Chỉ số này đo mức độ có thể sụt giảm về mặt giá trị thực của tài sản công ty (đo lường bởi giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu và nợ) trước khi nợ vượt quá tài sản và công ty mất khả năng thanh toán. Một công ty với giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu lớn hơn có thể chịu được sự sụt giảm nhiều hơn về giá trị tài sản trước khi mất khả năng thanh toán.

Nhóm chỉ số lợi nhuận như quy mô lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và lãi vay, … cho biết khả năng sinh lợi của công ty.

Nhóm chỉ số hoạt động như ROA, ROE, ROS, mức tăng trưởng doanh thu, tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế…Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào, chất lượng hoạt động có tốt hay không, riêng

các chỉ số về doanh thu còn phản ảnh quy mô của công ty. Các công ty có quy mô lớn thường khó phá sản hơn các công ty nhỏ. Theo lý thuyết chi phí đại diện (Jensen và Meckling, 1976) thì mâu thuẫn lợi ích luôn tồn tại giữa 3 nhóm: Cổ đông, nhà quản lý và chủ nợ. Vì những lợi ích trước mắt các nhà quản lý có thể làm tổn hại đến lợi ích cổ đông và chủ nợ. Do đó, các doanh nghiệp có quy mô lớn, thường có bộ phận kiểm soát nên sẽ giảm nguy cơ kiệt quệ tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường nguy cơ kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)