Phân loại và độ chính xác của mô hình dự báo phá sản Z-Score

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường nguy cơ kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Số năm trƣớc khi phá sản Mẫu gốc (33) Mẫu đối chứng (25) Mẫu năm 1969-1975 (86) Mẫu năm 1976-1995 (110) Mẫu năm 1997-1999 (120) 1 94% (88%) 96% (92%) 82% (75%) 85% (78%) 94% (84%) 2 72% 80% 68% 75% 74% 3 48% 4 29% 5 36% (Nguồn: Altman, 1968 – 1999)

Vì vậy, có thể kết luận rằng mô hình Z-Score vẫn giữ được độ chính xác cao và mô hình vẫn có khả năng dự báo mạnh mẽ mặc dù đã ra đời cách đây nhiều năm.

Bƣớc 6. Đề xuất, kiến nghị dựa trên mô hình

Điểm số Z càng cao thì doanh nghiệp có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, các biện pháp có thể điều chỉnh được các biến số (X1 đến X5) nhằm tăng điểm số tổng hợp Z sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ kiệt quệ tài chính dẫn đến phá sản.

Kết luận chƣơng 2

Tuy mô hình Z – Score vẫn còn một số hạn chế như:

Mô hình Z-score cố định hệ số của các chỉ số tài chính trong công thức. Điều này có thể không phù hợp với phân tích, đánh giá các doanh nghiệp ở những môi trường khác nhau do tính chất của các chỉ số tài chính cũng có thể khác nhau. Ngoài các doanh nghiệp đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán, Báo cáo tài chính

thường đã được kiểm toán độc lập và được kiếm soát bởi các Sở giao dịch chứng khoán mô hình Z-score thì các doanh nghiệp khác khi được đánh giá theo mô hình điểm số Z dựa trên Báo cáo tài chính tự khai, kết quả có thể không đáng tin cậy. Dữ liệu được sử dụng trong mô hình Z được lấy từ các Báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp và thường do các chính các doanh nghiệp này công bố nên không thể tránh khỏi các rủi ro như gian lận kế toán, thủ thuật làm đẹp báo cáo tài chính.

Mô hình Z chỉ phân biệt được doanh nghiệp nằm ở một trong ba vùng: vùng nguy hiểm, vùng cảnh báo và vùng an toàn. Kết quả thu được thường cũng chỉ được phân làm 2 nhóm: nhóm doanh nghiệp có nguy cơ phá sản cao (hay đã lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính) và nhóm không có nguy cơ phá sản. Với các doanh nghiệp được xác định nằm trong cùng một vùng rủi ro thì chênh lệch giữa các doanh nghiệp là không rõ ràng, việc so sánh tương quan giữa các doanh nghiệp phải kết hợp với nhiều phương pháp xếp hạng khác. Trong thực tế, “có nguy cơ phá sản” được phân thành nhiều loại. Như vậy, cần có một phương pháp chính xác hơn, với nhiều thang điểm khác nhau để phân loại doanh nghiệp thành nhiều nhóm.

Mô hình Z chưa tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hoá như danh tiếng, mối quan hệ hay các các nguyên nhân khách quan như sự thay đổi về chính sách, khủng hoảng kinh tế, khả năng quản trị doanh nghiệp...đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế mở cửa và phức tạp khi mà các yếu tố quan trọng về môi trường, xã hội, các nguồn lực vô hình như công nghệ và lao động lại không được phản ảnh trên Báo cáo tài chính

Bên cạnh đó, tuy mô hình Z-Score có khả năng dự đoán phá sản chính xác đến hai năm trước khi sự phá sản thực sự xảy ra nhưng ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, do lịch sử ngắn ngủi của thị trường tài chính, rất khó có được một hệ thống dữ liệu nhất quán và rõ ràng trong một thời gian dài. Thời gian nghiên cứu sẽ ảnh hưởng lớn đến kết luận đưa ra, nhất là đối với các

doanh nghiệp, tập đoàn lớn, kinh doanh đa ngành, kinh doanh quốc tế và có tầm ảnh hưởng trong các mối quan hệ kinh tế - chính trị.

Mô hình Z-score rất có thể bị sai lệch khi mẫu không hoàn toàn đại diện một cách đầy đủ cho toàn bộ các cá thể tồn tại. Người sử dụng cần đặc biệt chú ý sai lầm loại II: Khi kết quả từ mô hình Z-score cho rằng doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn nhưng thực tế lại tiềm ẩn rủi ro cao.

Tuy nhiên, sử dụng mô hình Z để đánh giá nguy cơ kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp là một trong những phương pháp nhanh và ít tốn kém hơn so với các công cụ truyền thống, dễ dàng sử dụng cho nhiều đối tượng từ các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp sử dụng kết quả từ mô hình như một số liệu tham khảo đến ban quản trị doanh nghiệp hay thậm chí các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có thể hiểu và sử dụng tốt công cụ này.

Mô hình Z – Score cũng cho phép các nhà phân tích tập trung vào khu vực chưa rõ ràng nơi mà kinh nghiệm và phán đoán là cần thiết để bù đắp cho những gì mà máy tính thiếu hụt. Nhiều điểm số kết quả từ mô hình Z có thể rất lạ, khi các chỉ số thể hiện các giá trị bất thường chúng thường tạo ra những kết quả sai lầm. Do đó, biện pháp tốt nhất là cân nhắc lại từng trường hợp một thông qua các đánh giá định tính khác để kết luận. Như vậy, mô hình Z đòi hỏi người dùng phải sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đối chiếu cho các trường hợp cận biên, điều này sẽ giúp người đánh giá nhìn nhận tốt nhất các trường hợp đặc biệt mà không phải phán đoán chủ quan chỉ dựa trên kết quả của mô hình.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ

MINH GIAI ĐOẠN 2013 – 2017

3.1. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017

Kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 2013 - 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và Liên minh châu Âu (EU) tăng trưởng chậm lại. Suy thoái trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Xu hướng chung của đầu tư thế giới chuyển dịch sang các nền kinh tế mới nổi. Hoạt động đầu tư, thương mại tại Việt Nam nhờ đó được cải thiện rõ rệt cùng với niềm tin của người tiêu dùng tăng lên là các yếu tố tác động tích cực đến sản xuất, kinh doanh của Việt Nam trong giai đoạn này.

Môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng thuận lợi hơn cho việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội trong nước. GDP của Việt Nam trong 5 năm từ 2013 đến 2017 giữ được xu hướng tăng vững chắc trong khoảng 5% -7%/năm (xem Biểu đồ 3.1.). Tỉ lệ lạm phát cũng có xu hướng giảm rõ rệt, năm 2017 là dưới 5%, thấp hơn tỉ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 2011-2017 là 6,5%. Chính phủ Việt Nam luôn cố gắng duy trì sự cân bằng trong chính sách mở rộng quy mô nền kinh tế nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát, tăng trưởng kinh tế đi kèm với ít rủi ro về lạm phát và mất cân đối vĩ mô hơn giai đoạn trước.

Biểu đồ 3.1. Tăng trƣởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 20185)

Tính đến hết tháng 12 năm 2017, quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 5,007.9 nghìn tỷ đồng tương đương 223.9 tỉ USD; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 53.5 triệu đồng/năm, tương đương 2,385 USD/năm.

Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng bình quân hằng năm có dấu hiệu giảm, từ 9.21%/năm vào năm 2013 chỉ còn 0.63%/năm vào năm 2015 và những năm sau đó, CPI được duy trì ổn định ở mức xấp xỉ 4%/năm. Điều này thể hiện thị trường hàng hóa trong nước đã được bình ổn, cung đáp ứng được cầu, giá cả hàng hóa duy trì trong khoảng hấp thu được của thị trường tiêu dùng6.

Về xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, tính chung cả năm 2017, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đạt 213,77 tỷ USD, tăng 21.1% so với năm trước, đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2013 – 2017. Cán cân thương mại hàng

5 Chi tiết tại Phụ lục 3, Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017 6 Chi tiết tại Phụ lục 3, Bảng 3.2. Mức tăng bình quân chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giai đoạn 2013 – 2017

171 186 193 205 224 5.42% 5.98% 6.68% 6.21% 6.81% 0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 0 50 100 150 200 250 2013 2014 2015 2016 2017

hóa được cải thiện đáng kể từ nhập siêu năm 2015 (3.2 tỷ USD) sang xuất siêu 2.6 tỷ USD năm 2016 và xuất siêu 2.7 tỷ USD vào năm 2017. Tuy nhiên, cán cân chung gồm cả hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam vẫn bị thâm hụt. Biểu đồ 3.2. minh họa cán cân thương mại hàng hóa, dịch vụ và cán cân thương mại tổng thể của Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2017

Biểu đồ 3.2. Cán cân thƣơng mại của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017

(Nguồn: tổng hợp của tác giả, 20187)

Giai đoạn 2013-2017 cũng chứng kiến Việt Nam nỗ lực thực thi các cam kết của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và một loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có yêu cầu đa dạng phù hợp với năng lực của nhiều nhóm doanh nghiệp. Việt Nam đã cùng với các thành viên WTO khác kết thúc đàm phán Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại vào năm 2013 và bắt đầu thực hiện Hiệp định này từ tháng 2 năm 2017.Việc chủ động ký kết các FTA song phương với các đối tác quan trọng, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, v.v. tham gia FTA với tính chất nhiều bên. Nổi bật nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

0.90 2.00 -3.20 2.60 2.67 -2.70 -4.00 -4.30 -5.40 -3.90 -8 -6 -4 -2 0 2 4 2,013 2,014 2,015 2,016 2,017

Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam đã và đang đàm phán, ký kết và thực hiện 16 FTA song phương, đa phương và nhiều bên với 58 đối tác. Cùng với các nước ASEAN, nước ta đã ký kết và thực thi hiệp định thương mại tự do với 6 đối tác chủ chốt ở khu vực, và hiện đang cùng các đối tác này đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Việt Nam cũng đã tích cực tận dụng tốt hơn cơ hội hợp tác trên tinh thần tự nguyện, không ràng buộc với các tổ chức, diễn đàn quốc tế như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn đàn Kinh tế thế giới, v.v.8

Hệ thống ngân hàng cũng đã có nhiều biểu hiện tích cực trong việc tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn kiểm soát nợ xấu. Trong giai đoạn 2013 – 2017, tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ của Việt Nam được kiểm soát và duy trì tốc độ giảm dần (minh họa tại Bảng 3.1.), từ 3.79% vào năm 2013 đến năm 2017, tỷ lệ này chỉ còn 2.34% vào năm 2017.

Bảng 3.1. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ 3.79% 3.7% 2.55% 2.46% 2.34%

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, 2018)

Việt Nam cũng nổi lên như một môi trường kinh doanh đầy tiềm năng trong giai đoạn 2013 – 2017, bằng chứng là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày một tăng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được lượng vốn và kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Chi tiết tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2013 – 2017 được thể hiện ở Biểu đồ 3.3. Theo đó, vốn đầu tư cho khu vực ngoài nhà nước giảm trong khi đó vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đỉnh điểm là năm 2015 với mức tăng xấp xỉ 120%.

Biểu đồ 3.3. Tốc độ phát triển vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 20189)

Chỉ tính trong năm 2017 đã có 2,591 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 21.3 tỷ USD, tăng 3.5% về số dự án và tăng 42.3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, có 1,188 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 8.4 tỷ USD, tăng 49.2% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong năm 2017 lên 29.7 tỷ USD, riêng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2017 ước tính đạt 17.5 tỷ USD, tăng 10.8% so với năm 201610

.

Tính đến tháng 11 năm 2017, cũng đã có 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong đó 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới. Những đối tác đầu tư quan trọng hàng đầu cũng đều là những đối tác thương mại chủ chốt trong các FTA khu vực, trong đó có Hàn Quốc (chiếm 18.1% tổng vốn đầu tư), Nhật Bản (15.5%) và Singapore (13.2%).

9 Chi tiết tại Phụ lục 3, Bảng 3.4. Tốc độ phát triển vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2013 - 2017 100% 102% 104% 106% 108% 110% 112% 114% 116% 118% 120% 2013 2014 2015 2016 2017

Bên cạnh diễn biến tích cực của các chỉ số kinh tế như tốc độ tăng trưởng ổn định, cán cân thương mại thặng dư, tỷ lệ lạm phát giảm, lượng vốn đầu tư tăng đều qua các năm thì nền kinh tế Việt Nam lại có những tín hiệu chưa thực sự khả quan về chất lượng đầu tư và năng lực cạnh tranh.

Nền kinh tế Việt Nam bị coi là hoạt động kém hiệu quả so với các nước trong khu vực và thế giới do tập trung phát triển kinh tế theo chiều rộng, thường đòi hỏi vốn đầu tư cao và dàn trải.

Chỉ số ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế càng thấp. Mặc dù có thể biến động lên xuống do nhiều yếu tố tác động, nhưng rõ ràng đường xu hướng ICOR của Việt Nam có giảm xuống cho thấy hiệu quả đầu tư của nền kinh tế đang được cải thiện nhưng chưa nhiều (xem Bảng 3.2.).

Bảng 3.2. ICOR của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

ICOR 5.62 5.09 4.68 5.15 4.93

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018)

Nhiều doanh nghiệp lớn đánh giá tốt hơn về hiệu quả của những chính sách giúp doanh nghiệp tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, cải cách thủ tục hành chính hay nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực từ phía Chính phủ trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc triển khai công tác phòng, chống tham nhũng và xử lý nợ xấu còn nhiều bất cập.

Cơ sở hạ tầng cũng là một trong những trở ngại lớn nhất của phát triển kinh tế tại Việt Nam. Cơ sở hạ tầng Việt Nam bị đánh giá là yếu kém, thiếu thốn. Việc nâng cấp hạ tầng vật chất của Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót và chậm trễ. Nhất là trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu, như các tuyến đường liên tỉnh, cao tốc, hàng không… Những hạn chế về cơ sở hạ tầng tại Việt Nam sẽ đe doạ các dự án FDI đối với xuất khẩu và sản xuất.

Chi phí vận tải ở Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Việt Nam chưa có cảng biển mang tầm cỡ quốc tế, phải vận chuyển qua cảng trung gian, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất hàng hóa. Vấn đề bất cập trong cơ sở hạ tầng hiện nay là thiếu một quy hoạch phát triển đồng bộ, chi phí đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường nguy cơ kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)