CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
3.2.2. Khả năng tạo ra lợi nhuận
Lợi nhuận giữ lại thể hiện số thu nhập tích lũy mà doanh nghiệp có được trong suốt thời gian hoạt động của mình. Lợi nhuận giữ lại càng lớn cho thấy doanh nghiệp đã kinh doanh hiệu quả trong thời gian dài. Các doanh nghiệp trẻ thường có tỉ lệ Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản (RE/TA) thấp vì chưa có nhiều thời gian tích lũy lợi nhuận hoặc các ngành đặc thù như Ngân hàng - Bảo hiểm hay Thương mại thường không phải đầu tư quá nhiều cho tài sản sẽ có tỉ lệ RE/TA thấp. Tương tự như vậy, một vài nhóm doanh nghiệp có chỉ số RE/TA thấp như Bất động sản, Giao thông vận tải do yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có thể tài trợ tài sản thông qua việc giữ lại lợi nhuận và không sử dụng nhiều nợ, làm giảm nguy cơ khó khăn tài chính của doanh nghiệp cũng phản ảnh một tỉ lệ RE/TA thấp.
Tuy nhiên, cũng có những ngành đang đặt ra nghi vấn về hoạt động của mình như Năng lượng/Khoáng sản khi mà tỉ lệ RE/TA luôn ở mức thấp và sụt giảm mạnh qua các năm, trong khi đây là ngành có yêu cầu cao về tài sản vật chất để làm việc, có khả năng sự không hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận giảm liên tục nhiều năm là nguyên nhân cho hiện tượng này. Bảng 3.5 thống kê chi tiết hơn tỉ lệ Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản (RE/TA) của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE theo từng năm và từng nhóm doanh nghiệp.
Ngoại trừ các doanh nghiệp ngành Thực phẩm có tỉ lệ RE/TA tăng trong năm 2017 thì các nhóm doanh nghiệp khác trên HOSE có sự khác biệt trong việc lựa chọn nguồn vốn để tài trợ cho tài sản, các doanh nghiệp này đang thể hiện nhiều rủi ro hơn khi lợi nhuận có vẻ sụt giảm và tài sản đang được tài trợ bởi các nguồn vốn nợ khác mà không phải là lợi nhuận giữ lại.
Bảng 3.5. Tỉ lệ Lợi nhuận giữ lại trên Tổng tài sản theo ngành
STT Nhóm doanh nghiệp Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản
2013 2014 2015 2016 2017
1 Bất động sản 0.52% 0.34% 1.01% 1.24% 1.09%
2 Năng lượng - Khoáng sản 0.32% 0.99% 0.72% 0.58% 0.02%
3 Sản xuất kinh doanh 2.23% 3.09% 1.47% 1.75% 0.43%
4 Xây dựng 1.38% 1.69% 0.58% 0.36% 0.38% 5 Thực phẩm 0.63% 0.89% 1.30% 0.54% 2.10% 6 Vận tải 2.16% 3.06% 2.27% 0.67% 0.65% 7 Cao su - Nhựa 2.86% 2.31% 1.81% 0.87% 0.46% 8 Thương mại 1.14% 0.96% 0.78% 0.71% -0.88% 9 Vật liệu xây dựng 1.98% 2.38% 1.72% 1.32% 0.34%
10 Công nghệ viễn thông 3.44% 3.12% 2.59% 1.93% 0.30%
11 Dược - Y tế - Hóa chất 4.55% 4.06% 3.25% 1.96% 0.45%
12 Ngân hàng - Bảo hiểm 0.16% 0.39% 0.25% -0.01% 0.07%
13 Chứng khoán 1.08% 1.62% 0.52% 0.63% 0.55%
14 Thép 2.04% 2.30% 1.57% 3.46% 1.03%
15 Dịch vụ 4.57% 3.78% 3.96% 2.07% 1.06%
(Nguồn: Tính toán của tác giả, 2018)
3.2.3. Đánh giá của thị trƣờng đối với doanh nghiệp
Giá cả cổ phiếu ảnh hưởng đến giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu phản ảnh uy tín của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thông qua giá cả của cổ phiếu đó. Đồng thời, một cổ phiếu được đánh giá cao hay tỉ lệ Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/Tổng nợ (MVE/TL) cao sẽ
thể hiện sức chịu đựng tốt hơn của doanh nghiệp đó trước khi thực sự mất khả năng thanh toán. Rõ ràng, nhà đầu tư đang ưa chuộng một số ngành nghề kinh doanh như Dược/Y tế/Hóa chất; Chứng khoán hay Dịch vụ giải trí hơn (xem Bảng 3.6.)
Bảng 3.6. Tỉ lệ Giá trị thị trƣờng của vốn chủ sở hữu/Tổng nợ theo ngành
STT Nhóm doanh nghiệp Giá trị thị trƣờng của VCSH/Tổng nợ (%)
2013 2014 2015 2016 2017
1 Bất động sản 122.49 122.81 134.12 111.49 195.72
2 Năng lượng - Khoáng sản 248.77 379.55 374.81 439.52 493.46
3 Sản xuất kinh doanh 139.16 180.78 216.08 283.99 342.85
4 Xây dựng 40.13 82.28 345.51 133.19 98.13 5 Thực phẩm 141.44 152.59 183.77 259.47 269.81 6 Vận tải 122.05 167.82 267.21 280.76 294.09 7 Cao su - Nhựa 173.41 191.28 204.27 245.92 284.84 8 Thương mại 53.71 81.03 68.4 88.49 93.06 9 Vật liệu xây dựng 83.31 128.6 129.46 248.07 328.29
10 Công nghệ viễn thông 106.93 178.13 168.92 478.92 143.08
11 Dược - Y tế - Hóa chất 133.1 210.99 257.49 444.22 514.92
12 Ngân hàng - Bảo hiểm 26.59 21.76 31.1 44.41 46.97
13 Chứng khoán 115.77 173.96 171.24 731.55 1683.7
14 Thép 25.1 28.03 28.78 60.78 105.17
15 Dịch vụ 525.29 1923 1462.3 2499.8 2221.2
(Nguồn: Tính toán của tác giả, 2018)
Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là tỉ lệ MVE/TL ở tất cả các ngành đều tăng lên chứng tỏ sự tin tưởng của thị trường vào tiềm năng tăng trưởng chung của nền
kinh tế, mức độ vốn hóa cao sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm hơn khi sử dụng nợ nhưng cũng đặt ra bài toán quản trị vốn tối ưu hơn cũng như việc thu hút đầu tư cho chính doanh nghiệp mình và cả ngành nói chung.
3.2.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Việc đánh giá các chỉ số tài chính chỉ thể hiện được phần nào các ưu thế của doanh nghiệp trên thị trường hay một phần phong cách quản trị của doanh nghiệp. Để đánh giá tổng quát và lâu dài nhất về hiện trạng của một doanh nghiệp vẫn phải tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp đó. Ở đây, ta sử dụng chỉ số Doanh thu/Tổng tài sản (S/TA) hay Số vòng quay tổng tài sản để đánh giá việc tài trợ các tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là đã hiệu quả hay chưa? Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng tốt
Bảng 3.7. thể hiện tỉ lệ S/TA theo từng ngành của 268 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE. Có một số nhóm ngành có khả năng sử dụng tài sản hiệu quả hơn hẳn những ngành khác như: Thực phẩm (trên 120%/năm), Thương mại (thấp nhất 160.73% vào năm 2016), Công nghệ viễn thông, Thép và Dịch vụ (đều trên 100%). Ngược lại một số doanh nghiệp chưa thực sự khai thác được hết công năng từ các tài sản của mình, trong đó, thấp nhất là Chứng khoán (16.83% năm 2017) và Ngân hàng (17.88% năm 2017).
Khả năng sinh lợi từ tài sản của các ngành tương đối ổn định qua các năm nhưng đồng thời thể hiện một khía cạnh khác của nền kinh tế: chuyển djch cơ cấu ngành chưa thực sự hiệu quả, có chiều rộng khi các ngành nghề mới nổi như Chứng khoán; Ngân hàng - Bảo hiểm, chiếm thị phần lớn nhưng khả năng sinh lợi, đóng góp vào nền kinh tế chưa thực sự nổi bật, chưa có thời gian tích lũy như các ngành nghề lâu đời hơn như: Thép; Thực phẩm; Năng lượng – Khoáng sản.
Bảng 3.7. Tỉ lệ Doanh thu/Tổng tài sản theo ngành
STT Nhóm doanh nghiệp Doanh thu/Tổng tài sản (%)
2013 2014 2015 2016 2017
1 Bất động sản 33.10 42.50 41.84 56.28 52.48
2 Năng lượng - Khoáng sản 129.21 140.67 122.39 103.71 114.00
3 Sản xuất kinh doanh 128.57 130.31 127.93 123.68 117.24
4 Xây dựng 58.98 59.88 63.34 58.30 54.61 5 Thực phẩm 140.44 131.73 120.18 127.59 124.62 6 Vận tải 92.86 94.96 99.34 99.13 91.10 7 Cao su - Nhựa 98.52 91.87 89.55 81.91 83.17 8 Thương mại 195.88 206.08 186.84 160.73 176.02 9 Vật liệu xây dựng 118.54 112.03 109.52 98.79 83.74
10 Công nghệ viễn thông 103.84 114.44 124.72 137.61 122.14
11 Dược - Y tế - Hóa chất 122.02 123.95 112.14 109.49 95.67
12 Ngân hàng - Bảo hiểm 21.18 17.17 16.99 17.30 17.88
13 Chứng khoán 13.00 16.83 13.92 17.61 16.83
14 Thép 156.36 162.28 161.11 155.14 155.55
15 Dịch vụ 125.07 162.37 163.28 161.72 147.89
(Nguồn: Tính toán của tác giả, 2018) Kết luận chƣơng 3
Tình hình chung của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh thể hiện xu hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước, ở cả những mặt tích cực như tốc độ tăng trưởng, khả năng tạo ra lợi nhuận, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế nhưng đồng thời cũng phản ảnh những
khuyết điểm của nền kinh tế như khả năng quản trị, tiềm lực tài chính chưa thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới, các ngành nghề mới được phát triển nhưng chưa tạo được dấu ấn thể hiện ở cả số lượng và chất lượng doanh nghiệp. Các chỉ số tài chính của doanh nghiệp phân bổ theo ngành cũng cho thấy tiềm lực tài chính của từng ngành nghề trong thời gian qua nhưng cũng phản ánh sự phân hóa trong chiến lược quản lý nợ, sự ưu ái của thị trường ở một số ngành nghề hơn những ngành nghề khác.
Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam có tiềm năng nhưng còn quá nhiều khiếm khuyết trong khi đó năng lực của các doanh nghiệp chưa thực sự nổi bật và đồng đều để có thể thúc đẩy, tương hỗ cùng nhau phát triển mà còn nhỏ lẻ, manh mún, trọng tâm hoạt động vẫn chỉ đặt ở việc chia sẻ thị trường và tìm kiếm doanh thu. Đồng thời, phong cách quản trị tài sản và chính sách sử dụng nợ khác biệt, nguồn lực đối với các ngành trong nền kinh tế không còn được phân bổ như thời gian trước đang đặt ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Các doanh nghiệp đủ tầm và sức để thay đổi bắt kịp với xu hướng phát triển và mở rộng của nền kinh tế không nhiều. Những doanh nghiệp khác đang còn loay hoay tìm hướng đi là những đối tượng dễ lâm vào khủng hoảng nhất. Chương 4 tác giả sẽ thực hiện đo lường chính xác những doanh nghiệp nào đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính trong 268 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ ĐO LƢỜNG NGUY CƠ KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP.
HỒ CHÍ MINH
4.1. Dữ liệu cơ cấp
Như đã đề cập ở chương 1, Phạm vi nghiên cứu của đề tài này gồm 268 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn 2013 – 2017.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ Báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các tài liệu liên quan vào ngày 25 - 26/9/2018.
Nguồn dữ liệu được trích xuất theo từng doanh nghiệp tại website vietstock.cn và cophieu68.vn và đã được so sánh đối chiếu với các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiếm toán độc lập và Thuyết minh báo cáo tài chính do chính doanh nghiệp công khai từ năm 2013 đến năm 2017.
4.2. Lựa chọn mô hình
268 doanh nghiệp trong mẫu đều đã phát hành cổ phiếu ra công chúng trước ngày 1/1/2013 và hoạt động trên thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh trong suốt giai đoạn 2013 – 2017. Do đó, từ cơ sở lý luận tại chương 2, tác giả chọn được hai mô hình Z – score phù hợp để sử dụng trong đo lường nguy cơ kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp gồm có:
STT Mô hình Ngƣỡng điểm áp dụng
Mô hình
1
Mô hình Z dành cho công ty đại chúng (hay công ty sản xuất)
Z= 1.2X1+1.4X2+3.3X3+0.6X4+1.0 X5 Z < 1.81: Có nguy cơ phá sản (Vùng nguy hiểm) 1.81 < Z < 2.99: Không rõ ràng (Vùng cảnh báo) 2.99 < Z : Lành mạnh (Vùng an toàn)
Mô hình
2
Mô hình Z‟‟ dành cho công ty không sản xuất Z” = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4” Z” < 1.2: Có nguy cơ phá sản (Vùng nguy hiểm) 1.2 < Z” < 2.6: Không rõ ràng (Vùng cảnh báo) 2.6 < Z”: Lành mạnh (Vùng an toàn) Việc lựa chọn mô hình nào để đo lường cho công ty nào tùy thuộc vào nhóm ngành nghề doanh nghiệp được phân loại ở chương 3, ví dụ như: 100% các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Thép, Vật liệu xây dựng được xếp vào nhóm 1 (đo lường bằng mô hình Z). 100% các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Ngân hàng - Bảo hiểm, Dịch vụ, Chứng khoán sẽ được đo lường bằng mô hình Z”.
Các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành khác sẽ được cân nhắc chọn lựa mô hình đo lường tùy vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính đã thực hiện theo các Báo cáo tài chính, được rà soát khi thu thập thông tin sơ cấp ví dụ như: các tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa nghề đều được xếp vào nhóm 2 (đo lường bằng mô hình Z”) để loại trừ ảnh hưởng từ quy mô doanh nghiệp dẫn đến sai lệch kết quả đo lường12
. Sử dụng đồng thời 2 mô hình cũng sẽ loại bỏ được tình trạng không đồng nhất của mẫu khi có một số doanh nghiệp quá lớn hoặc quá nhỏ vì điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian nghiên cứu đã được cân nhắc lựa chọn mô hình cho phù hợp.
Tóm lại, có 98 doanh nghiệp được đo lường bằng mô hình Z (mô hình được kí hiệu 1) và 170 doanh nghiệp được đo lường bằng mô hình Z” (mô hình được kí hiệu 2).
4.3. Thống kê cơ bản các biến
4.3.1. Giới thiệu biến
Trong mô hình Z và Z”, các biến được hiểu như sau:
Z (hay Z”) = overall index = Chỉ số tổng hợp
X1= Working capital/Total assets = Vốn lưu động/Tổng tài sản (WC/TA) X2 = Retained earning/Total assets = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản (RE/TA) X3 = Eanring before tax and interest/Total assets = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản (EBIT/TA)
X4 = Market value equity/Total liabilities = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/Tổng nợ (MVE/TL)
X4” = Book value equity/total liabilities = Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu/Tổng nợ (BVE/TL)
X5 = Sales/Total assets = Doanh thu/Tổng tài sản (S/TA)
Giá trị các biến được sử dụng để tính chỉ số tổng hợp Z của mỗi doanh nghiệp là giá trị trung vị của mỗi biến X1, X2, X3, X4, X5 cho 5 năm từ 2013 đến 2017 và cho 2 năm gần nhất (2016, 2017). Thông tin thống kê cơ bản của từng biến được thực hiện cho dãy số 5 năm từ 2013 đến 2017 trình bày tại Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Thông tin cơ bản của các biến
X1 X2 X3 X4 X4” X5 Giá trị nhỏ nhất (%) (127.88) (10.05) (26.34) 0.12 3.44 1.00 Giá trị lớn nhất (%) 86.94 17.31 99.53 3,544.28 5,832.74 893.00 Giá trị trung bình (%) 22.69 1.27 8.93 263.39 242.77 99.00 Phƣơng sai (%) 4.86 0.06 1.05 2,025.27 4,181.63 109.00 Độ lệch chuẩn (%) 22.05 2.37 10.23 450.03 646.66 104.00
4.3.2. Kiểm định hệ số tƣơng quan giữa các biến
Bảng 4.2. trình bảy Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập được sử dụng trong mô hình.
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến
X1 X2 X3 X4 X4' X5 X1 1.00 X2 0.017 1.00 X3 0.020 (0.063) 1.00 X4 (0.034) 0.006 0.035 1.00 X4' 0.026 0.009 0.008 - 1.00 X5 (0.06) 0.20 (0.01) (0.10) 0.35 1.00
(Nguồn: Tính toán của tác giả, 2018)
Như vậy, các biến được sử dụng trong mô hình không có tương quan đáng kể với nhau, được xem là các biến độc lập. Riêng hệ số tương quan giữ biến X5 và biến X4” là 0.35 khá cao nhưng trong mô hình Z” không sử dụng biến X5 để đo lường nên hệ số tương quan này không ảnh hưởng đến kết quả mô hình.
4.4. Kết quả đo lƣờng13
Kết quả tính toán chi tiết các chỉ số Z và Z” cho từng doanh nghiệp và của cả thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh theo từng năm từ 2013 đến 2017, theo số trung vị 2 năm gần nhất (2016 và 2017) và theo số trung vị 5 năm được trình bày tại Phụ lục 4 - Bảng 4.1. Kết quả đo lường mô hình Z – scores.
Kết luận theo kết quả đo lường từ mô hình được thống kê trong Bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả đo lƣờng theo mô hình Z- Score
Kết quả đo lƣờng Từ dữ liệu 5 năm Từ dữ liệu 2 năm
Số lƣợng doanh nghiệp
Vùng nguy hiểm 50 68