7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.2.2 Ảnh hƣởng của chất lƣợng tín dụng chính sách đối với đời sống kinh
kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng chính sách.
Từ thực tiễn hoạt động xoá đói giảm nghèo (XĐGN) của nƣớc ta trong thời gian qua cho thấy: tín dụng vi mô có mối liên hệ mật thiết với phát triển sản xuất nhỏ, sản xuất nông nghiệp và giảm tỷ lệ nghèo đói. Việc cung tín dụng cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác thông qua hình thức tín dụng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với hình thức cấp phát, tài trợ cho không. Quá trình tập trung các nguồn vốn và chu chuyển qua hình thức tín dụng đã tạo đƣợc một khối lƣợng vốn gấp nhiều lần để hỗ trợ ngƣời nghèo, đồng thời thông qua việc cung cấp vốn tín dụng, giám sát quá trình sử dụng vốn sẽ giúp ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác biết cách làm ăn, quan tâm đến hiệu quả đồng vốn, làm quen với dịch vụ tài chính - ngân hàng và cơ chế thị trƣờng, tránh tình trạng ỷ lại thụ động, khơi dậy bản năng tự vƣợt khó vƣơn lên thoát nghèo, tiến tới làm giàu. Chính vì vậy, chính sách tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác là công cụ quan trọng nhất để thực hiện chƣơng trình mục tiêu Quốc gia XĐGN, bảo đảm an sinh xã hội.
1.2.2.1 Chất lƣợng tín dụng chính sách ảnh hƣởng đối với đời sống kinh tế - xã hội nhƣ sau: tế - xã hội nhƣ sau:
Chất lƣợng hoạt động tín dụng chính sách của NHCS chính là sự đáp ứng yêu cầu của các đối tƣợng vay vốn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đƣợc mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội và đảm bảo sự tồn tại phát triển của NHCS.
Chất lƣợng hoạt động tín dụng chính sách là hoạt động mang tính xã hội hóa cao. Chính vì vậy, nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng chính sách không những đem lại lợi ích cho NHCS, mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng, công tác giảm nghèo, an sinh xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, cụ thể:giúp ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác tiếp cận đƣợc một cách tốt nhất nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ, tạo điều kiện cho các đối tƣợng này tiếp cận đƣợc các chủ trƣơng, chính sách của Chính phủ. Giúp NHCS quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn vốn do Nhà nƣớc và các chủ đầu tƣ giao cho NHCS quản lý. Từ đó, giúp cho hoạt động của NHCS đƣợc ổn định và phát triển bền vững. Giúp NHCS trở thành một định chế tài chính ổn định, phát triển bền vững, là một công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nƣớc trong công cuộc giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Chất lƣợng hoạt động tín dụng chính sách của NHCS sẽ góp phần tích cực chống tệ nạn cho vay nặng lãi trong xã hội, cải thiện thị trƣờng tài chính khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chất lƣợng hoạt động tín dụng của NHCS góp phần đạt đƣợc kết quả và mục tiêu của hệ thống chính sách xã hội trong quá trình phát triển của quốc gia. Mục tiêu tối cao của hệ thống chính sách xã hội trong nền kinh tế là xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo, hƣớng tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân, tăng lòng tin của dân với Chính phủ.
Nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của NHCS góp phần phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
1.2.2.2 Ảnh hƣởng chất lƣợng tín dụng chính sách xã hội đối với hoạt động của ngân hàng chính sách. động của ngân hàng chính sách.
Chất lƣợng hoạt động tín dụng chính sách xã hội của NHCSXH đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu định lƣợng (nhƣ tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi...) và các chỉ tiêu định tính (nhƣ cho vay vốn đúng đối tƣợng thụ hƣởng, uy tín của ngân hàng, mức độ tác động đến nền kinh tế nói chung và tác động đến việc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nói riêng).
- Đối với khách hàng
Nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của NHCS sẽ giúp ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác tiếp cận đƣợc một cách tốt nhất nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nƣớc, tạo điều kiện cho các đối tƣợng này tiếp cận đƣợc các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
- Đối với NHCS
+ Nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng sẽ giúp NHCS quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn vốn do Nhà nƣớc và các chủ đầu tƣ giao cho NHCS quản lý. Từ đó, giúp cho hoạt động của NHCS đƣợc ổn định và phát triển bền vững.
+ Nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng sẽ giúp NHCS thực hiện và duy trì đƣợc tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo việc làm và đời sống cho cán bộ viên chức của ngân hàng.
+ Nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng đồng nghĩa với việc nâng vị thế, uy tín hoạt động của NHCS. Giúp NHCS trở thành một định chế tài chính ổn định, phát triển bền vững, là một công cụ hữu hiệu của Chính phủ trong công cuộc giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.