7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.3 Thực trạng chất lƣợng tín dụng chính sách tại NHCSXH – Chi nhánh
2.3.2.3 Nguyên nhân tồn tại và hạn chế
+ Lâm Đồng vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nƣớc, hàng năm vẫn phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ƣơng. Các huyện phần lớn phải nhận trợ cấp từ ngân sách tỉnh. Do đó nguồn tăng thu tiết kiệm chi ngân sách để chuyển bổ sung vốn cho Chi nhánh rất hạn chế.
+ Hạn hán kéo dài, dịch cúm gia cầm, dịch bệnh ở gia súc và cây trồng xảy ra trên một số địa bàn trong tỉnh làm ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp. Sự biến động đột biến về giá cả của hầu hết các hàng hóa, vật tƣ phục vụ cho sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng đã tác động không tốt đến sản xuất, đời sống và đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nguồn vốn cho vay phụ thuộc vào việc cấp bù chênh lệch lãi suất của Bộ Tài chính, do đó trong những năm qua, chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng hộ nghèo thƣờng đƣợc NHCSXH giao tập trung vào quý III, làm ảnh hƣởng đến việc đầu tƣ tín dụng chƣa kịp thời vụ.
+ Cho vay đối với HSSV là hình thức cho vay tiêu dùng đặc biệt, đối tƣợng nhận vốn vay đa dạng nên độ rủi ro cao. Việc thu hồi nợ chậm và rất khó khăn do nhận thức của một số HSSV và gia đình cho rằng đây là số tiền đƣợc cho không nên chƣa có ý thức hoàn trả. Mặt khác không ít sinh viên sau khi ra trƣờng thất nghiệp
hoặc làm những công việc có thu nhập thấp nên chƣa có tích lũy để hoàn trả nợ. HSSV vay vốn tại Chi nhánh hiện cƣ trú tại hơn 50 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc nên việc thu hồi nợ rất khó khăn.
+ Quỹ CVGQVL do Bộ LĐ-TB&XH trực tiếp làm chủ dự án. Các văn bản hƣớng dẫn thực hiện do Liên bộ: Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ ban hành nên những bất cập trong quá trình triển khai hoạt động của quỹ chậm đƣợc bổ sung sửa đổi.
+ Các văn bản pháp lý về xuất khẩu lao động chƣa đƣợc ban hành đồng bộ và chặt chẽ nên dẫn đến tình trạng lừa đảo đƣa lao động đi làm việc nƣớc ngoài.
- Khách quan: Do giá cả một số mặt hàng nông sản không ổn định, giá cà phê, rau thấp, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mƣa đá, sƣơng muối trên diện rộng đã tác động bất lợi đến tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và đời sống nhân dân.
+ Công tác thông tin tuyên truyền chình sách tín dụng ƣu đãi đến với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
+ Chất lƣợng hoạt động của Tổ TK&VV nhiều nơi chƣa tốt, vai trò của ban quản lý tổ còn mờ nhật, tổ trƣởng ngại va chạm và không thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc hộ vay.
+ Cán bộ ngân hàng chƣa thƣờng xuyên đi cơ sở, không kiểm tra đối chiếu thực tế tại hộ vay, không tham gia sinh hoạt với tổ TK&VV nên việc nắm bắt thực trạng tín dụng tại địa bàn quản lý còn hạn chế.
Công tác kiểm tra, giám sát nguồn vốn của tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tại cơ sở chƣa thƣờng xuyên nhất là kiểm tra công tác hoạt động của Tổ TK&VV và kiểm tra hộ vay chƣa nhiều.
+ Một bộ phận ngƣời vay, nhất là hộ dân tộc thiểu số còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách tín dụng ƣu đãi của nhà nƣớc.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2:
Chƣơng hai đã nêu lên khái quát tình hình kinh tế xã hội và thực trạng đói nghèo và việc làm của tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2011-2016. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của NHCSXH Việt Nam và của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng. Trình bày, phân tích kết quả thực hiện các chƣơng trình tín dụng chính sách, đánh giá chất lƣợng tín dụng chính sách xét trên nhiều khía cạnh, góp phần đáng kể vào việc thực hiện thành công chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2011-2016 của tỉnh Lâm Đồng.
Bên cạnh phân tích thực trạng hoạt động của chi nhánh luận văn đã nêu lên những khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện các chƣơng trình tín dụng chính sách tại Chi nhánh NHCSXH Lâm Đồng và nêu lên nguyên nhân của những tồn tại đó. Từ thực tiễn hoạt động 5 năm qua đã rút ra những bài học kinh nghiệm để giúp chi nhánh thực hiện tốt hơn công tác tín dụng chính sách trong thời gian tới.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG NHCSXH VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG