2.2. Một số kiến nghị về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
2.2.1. Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật về tội làm lây lan dịch
dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
53
phát từ thực tiễn đấu tranh phòng chống tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho ngƣời cho thấy nội dung Điều 240 BLHS cần sửa đổi, bổ sung tình tiết định tội và quy định cụ thể hơn về trách nhiệm hình sự của tội phạm.
Về tình tiết định tội cho thấy các dấu hiệu pháp lí của tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho ngƣời, phản ánh trong các yếu tố của cấu thành tội phạm và đã đƣợc BLHS năm 2015 quy định cụ thể, tuy nhiên trong thực tiễn cho thấy dấu hiệu về hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cần thiết bổ sung “hậu quả nguy hiểm khác cho xã hội”, bên cạnh hậu quả “làm lây lan dịch bệnh cho ngƣời”.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống dịch bệnh chỉ ra rằng để khống chế dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho ngƣời cần rất nhiều nguồn lực cho xã hội. Không những vậy dịch bệnh còn gây khó khăn cho đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, nơi dịch bệnh xẩy ra. Việc bổ sung dấu hiệu về hậu quả của tội phạm vì thế rất cần thiết, tạo cơ sở pháp lí quan trọng trong hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt của cơ quan tƣ pháp tại các địa phƣơng trong cả nƣớc.
Điều 240 BLHS về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho ngƣời do đó cần bổ sung, thay đổi nhƣ sau:
Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho ngƣời 1. Ngƣời nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho ngƣời, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đƣa ra hoặc cho phép đƣa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho ngƣời, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác;
54
b) Đƣa vào hoặc cho phép đƣa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho ngƣời; c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho ngƣời hoặc hậu quả nghiêm trọng khác cho xã hội.
Về trách nhiệm hình sự thì Điều 240 BLHS cần quy định hình phạt tiền với mức tối đa cao hơn luật hiện hành, với tƣ cách là một hình phạt chính, đồng thời là hình phạt bổ sung, để có thể áp dụng đối với những trƣờng hợp phạm tội có tính chất nguy hiểm khác nhau, không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn.
Điều 240 BLHS quy định phạt tiền là hình phạt chính hiện nay nhƣ sau: 1. Ngƣời nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho ngƣời, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Mức cao nhất của phạt tiền trong quy định là 200.000.000 đồng cho thấy không còn phù hợp với tình hình xã hội, do đó cần thiết phải thay đổi theo hƣớng tăng lên tƣơng tự nhƣ mức cao nhất của phạt tiền trong quy định tại Điều 235 về tội gây ô nhiễm môi trƣờng. Hình phạt chính, phạt tiền trong Điều 240 BLHS quy định về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho ngƣời sẽ sửa đổi thành: thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Để thể hiện tính thống nhất của quy định và tăng cƣờng tính chất răn đe của hình phạt, quy định phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung trong Điều 240 BLHS về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho ngƣời cũng thay đổi tƣơng ứng nhƣ sau: “4. Ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
55
Một hạn chế khác của quy định trong Điều 240 BLHS về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho ngƣời là chƣa thể hiện trách nhiệm hình sự của pháp nhân thƣơng mại phạm tội, cần thiết phải quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thƣơng mại đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho ngƣời.
Trong thực tiễn đấu tranh phòng chống dịch Covit 19 thời gia vừa qua cho thấy không chỉ các cá nhân mà còn có các doanh nghiệp tƣ nhân có dấu hiệu đƣa ra khỏi địa phƣơng có dịch các sản phẩm mang mầm bệnh nguy hiểm cho ngƣời do đó rất cần thiết phải bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân bên cạnh trách nhiệm hình sự của cá nhân ngƣời phạm tội trong quy định tại Điều 240 BLHS về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho ngƣời.
Điều 75 BLHS cũng đã quy định rõ điều kiện để xác định trách nhiệm hình sự của pháp nhân nhƣ sau:
1. Pháp nhân thƣơng mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi phạm tội đƣợc thực hiện nhân danh pháp nhân thƣơng mại; b) Hành vi phạm tội đƣợc thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thƣơng mại;
c) Hành vi phạm tội đƣợc thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thƣơng mại;
d) Chƣa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
2. Việc pháp nhân thƣơng mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
Do đó, Điều 76 quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thƣơng mại sẽ thay đổi, bổ sung nhƣ sau:
56
Điều 76. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thƣơng mại Pháp nhân thƣơng mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 240, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.
Điều 240 BLHS quy định cụ thể về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thƣơng mại đối với tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho ngƣời sẽ đƣợc bổ sung, thay đổi nhƣ sau:
Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho ngƣời 1. Ngƣời nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho ngƣời, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đƣa ra hoặc cho phép đƣa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho ngƣời, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác;
b) Đƣa vào hoặc cho phép đƣa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho ngƣời; c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho ngƣời Hoặc hậu quả nghiêm trọng khác cho xã hội.
2. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trƣởng Bộ Y tế;
57
3. Phạm tội thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tƣớng Chính phủ;
b) Làm chết 02 ngƣời trở lên.
4. Ngƣời phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thƣơng mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt nhƣ sau:
a) Phạm tội thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 01 năm;
c) Phạm tội thuộc trƣờng hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trƣờng hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thƣơng mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.
Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thƣơng mại phạm tội bên cạnh trách nhiệm hình sự cá nhân tạo khả năng pháp lí toàn diện cho các cơ quan tƣ pháp trong đấu tranh phòng chống tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho ngƣời.
58