chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945-1954)
1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chốngthực dân Pháp xâm lược Nam Bộ (1945- 1946) thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ (1945- 1946)
a. Hoàn cảnh lịch sử* Thuận lợi: * Thuận lợi:
- Tình hình thế giới:
+ Hệ thống XHCN hình thành, Liên Xô trở thành thành trì của chủ
nghĩa xã hội.
+ Phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ.
- Tình hình trong nước
+ Cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tự do.
+ Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo cách mạng trong cả nước.
+ Chính quyền cách mạng đã được thiết lập từ Trung ương tới cơ sở.
+ Mặt trận Việt Minh được củng cố, mở rộng…
* Khó khăn:
- Tình hình thế giới:
Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc. + Các nước đế quốc âm mưu “chia lại hệ thống thuộc địa thế giới”. + Chưa có nước lớn nào công nhận địa vị pháp lý của nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
- Tình hình trong nước
+ Hệ thống chính quyền cách mạng mới được thiết lập, còn non trẻ. + Đất nước đứng trước tình thế hiểm nghèo: “giặc đói”, “giặc dốt” và “giặc ngoại xâm”. Vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”.
b. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, kháng chiến chốngthực dân Pháp xâm lược Nam Bộ thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ
- Ngày 3 - 9 - 1945, Chính phủ lâm thời đã xác định những nhiệm vụ lớn, cấp bách của nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa: diệt giặc đói,
diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm.
- Ngày 25- 11- 1945, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”:
+ Về chỉ đạo chiến lược, cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là dân tộc giải phóng.
+ Kẻ thù chính phải tập trung đấu tranh lúc này là thực dân Pháp xâm lược.
- Bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách là: củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược; bài trừ nội phản; cải thiện đời sống nhân dân.
- Về nội chính, xúc tiến tổng tuyển cử bầu Quốc hội, quy định hiến pháp, bầu chính phủ chính thức.
- Về quân sự, kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài…
- Về ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc “bình đẳng tương trợ”. Thực hiện “Hoa - Việt thân thiện”. Đối với Pháp, độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế.
Đảng; tuyển thêm Đảng viên.
- Về kháng chiến ở Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ…
Chỉ thị “kháng chiến, kiến quốc” có ý nghĩa hết sức quan trọng: - Chỉ thị xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược.
- Đã chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến lược, sách lược cách mạng…
- Đề ra những biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống thù trong giặc ngoài…
Thực hiện chủ trương chiến lược của Đảng “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, Chính phủ đã triển khai những nhiệm vụ lớn, cấp bách là: chống giặc đói, chống giặc dốt, củng cố bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, chống giặc ngoại xâm...
* Chống giặc đói:
- Thực hiện phong trào tiết kiệm: “ngày đồng tâm”,“nhường cơm sẻ áo”…
- Phong trào tăng gia sản xuất, cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý, ra sắc lệnh giảm tô 25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Cuối năm 1945, đầu năm 1946, nạn đói được đẩy lùi.
- Giải quyết tài chính:
+ Vận động nhân dân quyên góp tiền, vàng cho cách mạng (thu được 370 kg vàng).
+ Ngày 23/11/1946, Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.
* Chống giặc dốt:
- Khai giảng năm học mới
- Xây dựng nền văn hóa mới, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu
- Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh thành lập
- Thực hiện phong trào bình dân học vụ. Cuối năm 1946, cả nước có thêm 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
* Củng cố chính quyền:
+ Xây dựng được nền móng một chế độ xã hội mới – chế độ dân chủ nhân dân.
+ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông qua bầu cử: (6/1/1946, Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (333 đại biểu); 2/3/1946, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I tiến hành).
+ Ngày 9/11/1946, Hiến pháp dân chủ nhân dân đầu tiên được Quốc hội thông qua và ban hành.
+ Bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương và các cơ quan tư pháp, tòa án được thiết lập và tăng cường, xây dựng Quân đội quốc gia…
+ Thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) do Huỳnh
Thúc Kháng làm hội trưởng.