II. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1986-2018)
c. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng
- Lần đầu tiên Đảng tổ chức Hội nghị giữa nhiệm kỳ (1-1994).
- Hội nghị khẳng định, đổi mới là sự nghiệp khó khăn, chưa có tiền lệ, song Đảng đã mạnh dạn tìm tòi và giành thắng lợi quan trọng. Điều cơ bản có tính chất quyết định nhất là Đảng ta đã giữ vững vai trò lãnh đạo duy nhất, nêu cao tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo, có đường lối, chính sách phù hợp với quy luật và thực tiễn Việt Nam, phát huy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng hợp tác quốc tế.
- Hội nghị giữa nhiệm kỳ chỉ rõ trước mắt những thách thức lớn và những cơ hội lớn.
- Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới do điểm xuất phát thấp, nhịp độ tăng trưởng chưa cao và chưa vững chắc, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa nếu không khắc phục được những lệch lạc trong chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.
- Đảng ta có đường lối đúng đắn, đoàn kết nhất trí, nhân dân ta cần cù, thông minh, giàu lòng yêu nước.
- Lần đầu tiên trong Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Hội nghị Trung ương 8 (1-1995) đã cụ thể hóa một bước chủ trương đó và chủ trương tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách một bước nền hành chính nhà nước.
- Nhận thức mới của Đảng là: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội, kết hợp biện pháp hành chính với giáo dục tư tưởng, nâng cao dân trí, kết hợp sức mạnh của pháp luật với sức mạnh của quần chúng.